Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, người buôn bán nhỏ lẻ đều cần khách, điều đó đúng. Nhưng khách cũng không nên quá ảo tưởng v💧ề quyền của mình. Phải có sự ứng xử hài hòa, cân b🐼ằng giữa các bên thì mọi chuyện mới thông và thoáng.
Tôi không biết ở xứ người có câu khẩu hiệu "Khách hàng là thượng đế" hay không, nếu có thì người ta hiểu và thực thi điều đó thực tế ra sao. Nhưng ở Việt Nam mình, tôi thấy đôi khi khách hàng, nhất là những khách hàng hay vì cái tôi trước - me first - mà hành xử quá lố, tự cho mình c𒅌ái quyền được 🍸phục vụ vô điều kiện.
Một lần nào đó bạn thử dạo bước đi loanh quanh những nơi có giao dịch mua bán, thể nào cũng xuất ไhiệ🐻n những con người như vậy. Không dưới dạng này thì cũng dạng khác.
Buổi sáng, ở một xe bánh mì có vài người đang chờ đợi tới lượt mình, có một cô gái trẻ chen ngang đòi phải làm ngay cho mình 20 ổ để kịp cho tập thể đi chơi. Thay vì phải xuống nước năn nỉ mà chưa chắc được chấp nhận, thì cô ꦓngang nhiên trả treo: "Cô phải làm ngay cho con, vì con mua tới 20 ổ, nếu không con đi chỗ khác mua. Mà bán được 20 ổ một lần, cô khỏi phải chờ khách mua từng ổ".
Lần khác, quán cà phê có vài vị trí view đẹp đã có sẵn một vài khách ngồi riêng lẻ. Một nhóm khoảng hơn chục quý bà trung niên vꦬào sau, chỉ trỏ và ra yêu sá🔯ch với nhân viên phục vụ: Phải bố trí cho toàn nhóm ngồi ở khu đó, view đó, nếu không thì đi quán khác.
Còn nếu lướt trên mạng bạn sẽ thấy ngay không ít những bình luận, ý kiến, quan điểm theo kiểu tương tự như vậy. Và đáng buồn thay, "me first" dường như đang là xu hướng ứng xử của một bộ phận không nhỏ của xã hội, nhất là với lớp trẻ được trang bị nửa vời những kiến thꦓức và hay đòi hỏi quyền lợi tưởng là chính đáng.
Một bài viết phản ánh chuyện nhân viên quán cà phê nhắc nhở nhóm bạn trẻ nói chuyện ồn ào gây ảnh hưởng đến khách khác, thì có ý kiến bắt bẻ liền: Vậy chứ muốn cả đám khách gây ồn ào một chút rồi đi liền, hay muốn những khách im lặng ngồi gõ laptop, cắm sạc chùa ngồi đồng cả ngày mà chỉ kêu mỗi ly nước cho quán lỗ "sặc gạch"?
Hay dạo gần đây, nổi lên tranh luận về việc sử dụng tiền mặt hay chuyển khoản khi thanh toán đổ xăng, bơm bánh xe, mua bó rau... Dĩ nhiên mỗi người một quan điểm, nhưng vẫn ngầm trong ý nghĩ của những người ủng hộ việc không tiền mặt là cái uy thế của người tiêu dùng: Nếu không chấp nhận chuyển khoản, quét mã thì tôi khỏi mua,𒈔 đi mua chỗ khác. Còn người bán phải thay đổi đi, nếu không mất khách ráng chịu. Đ༺ừng có than thở, trách móc ai.
Dường như với họ, chưa bao giờ ܫhọ nghĩ đến những đặc thù và hoàn cảnh riêng của người bán, nhất là với những giao dịch thuần túy ở mức độ giản đơn: bơm bánh xe, bán mớ rau, bán bánh mì...
Đó có thể là những ༒người ít có điều kiện tiếp cận công nghệ, những người già cả mưu sinh chỉ mưu cầu những đồng bạc lẻ xoay vòn🌜g trong cuộc sống hàng ngày. Không lẽ họ phải chịu thua thiệt trong cả những công việc kiếm tiền nhỏ nhoi này sao?
Tôi nhớ lạiꦑ những ngày còn đi làm ở công ty cũ, người sếp cũ của tôi đã quan niệm rằng: Khách hàng thực ra không hẳn là Thượng đế, bởi một điều rất đơn giản: Cả người mua và người bán, cả hai đều có mối quan tâm chung và phụ thuộc lẫn nhau.
Người bán cần khách để duy trì hoạt động và tìm kiếm lợi nhuận, nhưng khách cũng tìm thấy được những lợi ích, sự hữu dụng mang đến cho mình từ những sản phẩm dịch vụ mà người bán cung cấp. Và trong suốt quá trình làm việc, tôi thấy Sếp༺ rất "chìu" khách, sẵn sàng nhân nhượng và thiện chí với những khách hàng có thiện chí và hiểu biết trên tin🅺h thần có qua có lại.
Ngược lại, cũng không ít lần sếp từ chối thẳng thừng những đối tượng khách hàng luôn tỏ ra🍃 cao ngạo, chỉ hiểu cái"quyền của thượng đế" một cách sai lệch và phiến diện.
Và điều rút ra được rằng: Như tất cả m🉐ọi lãnh vực của cuộc sống, nên chăng sự ứng xử hài hòa, cân bằng giữa lợi ích và sự thuận tiện từ cả hai bên là điều cốt lõi và thiết thự💖c?
Đừng cứng nhắc quá, và cũng đừng quá ảo tưởng về vị trí và quyền của khách hàng một cách m🎃áy móc.
Khánh Tuyên
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.