"Chào mọi người, mình là Đặng Trần Thủy Tiên, sinh năm 2000, quê ở Hải Phòng, học Đại học Ngoại thương Hà Nội và đã chiến đấu với căn bệnh ung thư vú được 4 tháng rồi", cô gái cất g🍷iọng trong cuộc gặp vào đầu tháng 10.
Tওhủy Tiên cao 1,7 m, là thí sinh tham gia cuộc thi sắc đẹp 2019 của trường Đại học Ngoại thương. Cuộc thi diễn ra từ tháng 10 đến thán🅘g 12. Hiện Thủy Tiên đã vào Top 40 người đẹp của cuộc thi.
Cô không né tránh khi nói về căn bệnh của mình. Tiên chia sẻ: "Bản thân mình không cảm th🅰ấy ngại ngùng khi tham gia cuộc thi sắc đẹp. Trái lại, mình tự tin rằng vẻ đẹp, sự lạc quan của mình sẽ tạo nên sự khác biệt và truyền cảm hứng đến mọi người".
Đặng Trần Thủy Tiên phát hiện ung thư vú vào cuối tháng 6/2019🀅. Một ngày giữa mùa hè, trời hơi nóng, Tiên đi tắm và tình cờ sờ ngực thấy có cục hạch cứng. Cô gái tìm hiểu thông tin về ung thư vú, so🌜ng nghĩ "còn trẻ, ít khả năng bị ung thư vú nên quên bẵng đi".
Một tuần sau, ngày 13/6, Tiên đến bệnh viện tỉnh khá🦄m, bác sĩ chẩn đoán là u xơ tuyến vú, chỉ định tiểu phẫu cắt u. Kết quả sinh thiết khẳng định Tiên bị ung thư vú giai đoạn 2A - khối u có đường kính tương đương kích thước quả chanh, chưa di căn tới các hạch bạch huyết ở nách. Cả gia đình bàng hoàng.
"Mình quá bất ngờ", Tiên nói. "Lúc đó, bác sĩ khuyên đến Bệnh ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚviện K khám lại nên mình có thêm một chút hy vọng là không mắc ung thư".
Tháng 7, Thủy Tiên đến Bệnh viện K, kết quả khám mộtꦆ lần nữa xác nhận bị ung thư vú. "Trời đất xung quanh mình lúc đó như sụp đổ, mình như người bị phán án tử, biết trước cái chết🔜. Rõ ràng là mình mới chỉ 20 tuổi, còn rất trẻ mà, thật bất công!", Tiên chia sẻ.
Một thời gian khá lâu sau, cô gái mới bình tĩn🌟h lại và chấp nhận số phận. Gia đình, thầy cô và bạn bè liên tục động viên và bên Tiên, ai cũng hy vọng cô gái khỏe lại. Thủy Tiên bắt đầu hành trình chữa trị, đầu tiên là phẫu thuật cắt nửa bên ngực trái, sau đó truyền 🙈hóa chất trong vòng một năm. Tuy nhiên khi mổ, bác sĩ phát hiện hạch đã di căn đến nách cô gái.
Khác với những bệnh nhân ung thư khác, trước khi phải truyền hóa chất, Tiên chủ động cạo trọc đầu và bảo lưu kết quả học tập để tập trung chữa bệnh. ꦺLúc cắt đi mái tóc, cô gái khóc nhiều. "Mình tiếc mái tóc dài lắm, tiếc đến mấy tuần", cô gái nói. "Mái tóc của mình đã nuôi được 4 năm rồi và chưa cắt bao giờ".
Mái đầu trọc khiến Tiên ngại ngùng không dám đi ra ngoài đường. Lúc đầu, cô gái ngh꧃ĩ sẽ đội tóc giả. Một lần đi du lịch, Tiên lần đầu tiên để đầu trọc trước rất nhiều người, ai cũng nhìn. "Lúc đó mình bỗng dưng không còn muốn che đậy điều gì nữa", Tiên nói.
Về sau Tiên quen với diện mạo mới. Dần dần, cô gái thấy mình xinh và khác biệt hơn nên thường xuyên lưu lại hình ảnh vớ𒈔i đầu trọc. Tiên chia sẻ, cạo trọc đầu khiến tâm trạng cô thoải mái hơn rất nhiều, còn tóc rụng sẽ sớm mọc lại thôi.
Thủy Tiên bắt đầu điều trị hóa chất từ giữa tháng 7. Một tuần một lần, cô gái cùng bố từ Hải Phòng đến Hà Nội, điều trị hai ngày rồi lại về nhà. Đợt đầu tiên vào thuốc, cô 💫vô cùng mệt, rụng t🌟óc, nôn nao, móng tay móng chân đen, da sạm, bạch cầu thấp, thiếu máu. Dù xác định tâm lý từ trước, Tiên vẫn khó có thể chịu được những tác dụng phụ từ việc truyền hóa chất.
"Mình không thể ăn uống được gì, hàng ngày nằm viện bố mua thức ăn bón cho nhưng hễ cứ ăn là mình lại nôn ra, không bi♊ết phải làm sao. Mình thương bố nhiều lắm", Tiên nói.
Sau khi truyền hóa chất🦋, cơ thể cô gái gầy đi trông thấy, song Tiên không nản lòng. "Mình biết mọi người hết lòng chăm🗹 lo chữa trị cho mình nên càng phải cố gắng từng ngày, tin một ngày sẽ khỏi bệnh".
Các bác sĩ cho biết hiện tại phác đồ điều tr𒐪ị cho Tiên là truyền hóa trị trong vòng một năm và theo dõi tiến trình của ๊bệnh 4 năm nữa.
Thủy Tiên chia sẻ, từ khi biết bị bệnh, cô thay đổi thói quen sinh hꦿoạt bằng cách dậy từ 5h sáng tập thể dục, ăn uống theo chế độ nghiêm ngặt, ngủ đủ giấc. "Sáng nào bố cũng dậy từ 5h sáng tập thể dục cùng mình. Còn em trai, từ khi biết chị bị bệnh cũng ít đi chơi hơn, thường xuyên ở nhà với chị cho đỡ buồn", T♍iên nói. "Cả nhà ai cũng quan tâm đến mình, vậy nên mình càng phải cố gắng để vượt qua căn bệnh".
Tiên học đàn. Âm nhạc giúp cô không còn nghĩ nhiều đến căn bệnh nữa, bớt📖 u uất đi rất nhiều. Tiên tâm sự: "Mọi người đừng nên chủ quan với sức khỏe của bản thân mình, bệnh tật không chừa một ai🦹 cả, từ già đến trẻ, hãy biết quý trọng bản thân mình hơn", Tiên chia sẻ. "Mình mong là những ai đang phải đương đầu với các căn bệnh hiểm nghèo hãy lạc quan, dù chỉ còn một ngày được sống cũng hãy sống thật trọn vẹn và ý nghĩa".
"Nếu một ngày khỏi bệnh,🐟 việc đầu tiên của mình là sẽ ăn tất cả những món yêu thích, nuôi lại mái tóc dài và dành thời gian đi chơi với gia đình",🌼 Tiên nói.
Thúy Quỳnh