Trả lời:
Nhiều người có thói quen cắt rau thật nhỏ hoặc vò nát trước khi rửa với quan niệm cách làm này giúp rau sạch, mềm, loại bỏ bớt đất bẩn. Thực tế, khi rau dập nát, lượng vit🍬amin, nhất là vitamin C sẽ mất đi nhiều, chỉ còn bã chất xơ. Một số rau cứng như bí mới nên vò mềm sau khi đã rửa sạch, chuẩn bị cho vào nấu.
Ngoài ra, các bà nội trợ không nên ngâm rau vào nước quá lâu mới rửa vì làm mất chất dinh dưỡng. Muốn giữ lượng vitamᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚin trong rau củ ở mức nhiều nhất, nên rửa rau trước khi thái nhỏ hoặc gọt vỏ để giữ được vitamin. Ngoài ra, cần sơ chế và chế biến thực phẩm ngay sau khi thu h🍸oạch, không nên lưu trữ.
Cách rửa rau đúng được khuyến nghị là rửa dưới vòi nước sạch, hoặc rửa xoay theo chiều kim đồng hồ để tạp chất, bụi bẩn, đất, vi khuẩn,... bị loại bỏ, tan trong nước. Sau khi rửa xong, không vẩy rau, không để rau dưới ánh nắng mà phải nấu ngay, bởi càng để lâu, thực phẩm này càng mất nhiều dinh dưỡng, nhất là vitamin C. Sau khi nấu chín, canh rau nên được ăn ngay sẽ giữ được mùi thơm và các vi chất d༒inh dưỡng khôn✤g mất đi.
Rau là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào nhất. Đặc biệt, mùa hè có nhiều loại rau xanh tốt như rau mồng tơi, ngót, muống, dền, chứa nhiều nhiều vitamin A, B, C, axit folic và một số chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, mag🌜ie, tốt cho sức khỏe tổng thể.
Rau xanh khuyến nghị cho người trưởng thành mỗi ngày là khoảng 400-500 gram, tức m🅘ỗi bữa ăn một bát rau, ăn đa dạng các loại rau, củ, quả chín để bổ sung nguồn chất xơ bao gồm cả xơ hòa tan và xơ không hòa tan.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng
Viện Dinh dưỡng Quốc gia