Trả lời:
Xông mũi họng là🔯 cách dùng hơi nóng từ nước, các loại lá cây, thảo dược... Nhiều người thường xông mũi họng bằng hơi nước hoặc thêm các loại như sả, chanh, húng quế, gừng, bạc hà, lá bưởi... hoặc m🐈ột số tinh dầu của các loại này. Một số trường hợp, đối với người bệnh, bác sĩ có thể cho thuốc xông kèm theo pha với nước muối sinh lý khi xông.
Mũi họng là "hàng rào" đầu tiên có tác dụng bảo vệ và ngăn cản các tác nhân gây hại đi sâu vào trong cơ thể gây bệnh. Xông mũi họng có thể làm dịu và giảm tắc nghẽn, góp phần làm sạ🎃ch đường mũi và ức chế sự nhân lên của virus, vi khuẩn... Khi hít hơi nước, không khí ấm và ẩm còn có tác dụng làm loãng chất nhầy trong đường mũi, cổ họng; giảm sưng tấy, kích ứng đường hô hấp... Mặc dù xông mũi họng không giúp chữa các triệu chứng nhiễm trùng như cảm lạnh, viêm mũi xoang... nhưng người bệnh sẽ dễ chịu hơn rất nhiều trong khi✅ cơ thể chống lại nó. Một số người sẽ cảm thấy giảm các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, cảm lạnh... sau khi thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này có thể khác nhau ở mỗi người.
Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Akita (Nhật B🍸ản) đã xem xét liệu pháp xông hơi trên một nhóm nhỏ bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) vào năm 2018. Kết quả cho thấy một số người tham gia cảm thấy thở dễ d🍨àng hơn.
Tuy nhiên, một đánh giá vào năm 2017 đă♚ng trên Viện Nghiên cứu Y khoa sau đại học (Ấn Độ) về 6 thử nghiệm lâm sàng về việc xông hơi ở người lớn bị cảm lạnh thông thường cho kết quả khác nhau. Một số người tham gia giảm triệu chứng, nhưng những người khác thì k🔜hông. Số khác cảm thấy khó chịu bên trong mũi do hít hơi nước.
Một thử nghiệm của Đại học Southampton (⛎Anh) trên gần 1.000 người bệnh hít hơi nước để hỗ trợ điều trị các triệu chứng . Tuy nhiên, nghiên cứu không phát hiện ra rằng hít hơi nước có lợi cho phần lớn các triệu chứng xoang, ngoại trừ đau đầu. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn, trên số lượng người nhiều hơn để đưa ra kết luận.
Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ho... giảm thì có thể xông mũi họ🐼ng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng (quá một lần một ngày) vì có thể làm tổn thương niêm mạc đường thở, giảm khả năng bảo vệ của mũi họng trước các tác nhân gây nhiễm trùng. Nếu thực hiện phương pháp này nhiều lần còn có thể k꧑hiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải, nhất là khi sốt cao.
Bạn lưu ý không xông quá 15 phút một lần; tránh lắc hoặc dựa vào nồi hoặc bát nước xông hơi; không để hơi nước quá gần mặt, mũi họng vì có thể gây bỏng. Phương pháp này không được khuyến cáo cho trẻ em. Sau khi xông hơi, bạn có thể rửa mũi bằng nước muốiᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚℱᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ sinh lý để làm sạch các dịch tiết.
Cùng với đó, không nên dùng nước quá nóng, vì việc dùng nước quá nóng tuy cảm thấy dễ chịu, nhưng lại gây hại cho biểu mô đường hô hấp, có thể làm triệu chứng mũi xoang nặng thêm, và gây bỏng niêm mạc do hơi nóng.
Hiện nay, có một số máy xông mũi họng có thể sử dụng và mang đến lợi ích cho những n🍸gười mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, góp phần làm giảm các triệu chứng bệnh. Khi các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, ho... của bạn diễn ra thường xuyên, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và đượcꦫ điều trị đúng cách, cũng như lựa chọn thuốc xông phù hợp.
ThS.BS.CKI Nguyễn Thị Thục Như
Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM