Theo Washington Post, sau nhiều thập kỷ sụt giảm nghiêm ♔trọng, loài tê giác trắng phương Bắc chỉ còn 5 cá thể, trong đó chỉ có một cá thể đực. Con tê giác đực tên Sudan 42 tuổi này sống tại một khu vực rộng 4 ha được bảo vệ nghiêm ngặt tại Kenya.
Trong khi đó, 4 con cái còn lại sống ở Kenya, Mỹ và Czech. Tuy nhiên, những con cái này không có khả năng 🉐sinh sản, đồng nghĩa với việc loài tê giác trắng phương Bắc đang trên bờ tuyệt chủng.
Vài năm trước, các nhà khoa học đã lên kế hoạch phối൲ giống cho loài này bằng cách đưa chúng trở lại cuộc sống hoang dã. Năm 2009, bốn cá thể tê giác gồm hai đực và hai cái, được đưa đến khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya, vùng đất tổ tiên của chúng.
"Chúng tôi không chắc chắn rằng việc này có hiệu quả hay khôn꧟g, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu thay đổi môi trường, điều này có thể thúc đẩy tiến trình giao phối thành công", ông Jan Stejskal, quản lý Sở thú Dvur Kralove, nói.
Tuy nhiên, sau nhiều năm nỗ lực, các nhà khoa𒉰 học buộc phải chấp nhận thất bại. Hai cá thể đực quá già và đã qua tuổi sinh sản. Trong khi đó, sức khỏe của cá thể cái có vấn đề, các chi của chúng đã yếu sau nhiều năm sống trong sở thú, trong khi tê giác ít tuổi nhất lại có vấn đề về tử cung.
Giờ đây, g💃iải pháp khả quan là sử dụng tinh trùng đông lạnh của loài tê giác này để thụ tinh trong ống nghiệm. Các nhà khoa học dự định sẽ cấy ghép phôi thai phát triển được vào tử cunꩵg tê giác trắng phương Nam, họ hàng gần với tê giác trắng phương Bắc.
Tuy nhiên, phương pháp này chưa từng được áp dụng đối 🧔với loài tê giác. Bên cạnh đó, "Sudan đang già đi", theo Mohammed Doyo, một trong những người chăm sóc tê giác. "Chúng tôi phải thừa nhận rằng xác suất thành công rất thấp", ông Stejskal nói.
Theo Hiệp hội quốc tế vì Bảo tồn th🤡iên nhiên, tê giác trắng phương Bắc bị săn bắt nghiêm trọng đầu tiên tại Cộng hòa Trung📖 Phi, tiếp đến là Sudan. Đến giữa thập niên 1980, nạn săn bắt vẫn diễn biến phức tạp khiến số cá thể trong môi trường hoang dã giảm xuống còn vài chục con, chủ yếu tại Congo.
Đến năm 2003, ước tính chỉ còn khoảng 20 cá thể còn sống sót tại Rừng quốc gia Garamba của Congo. Đến khi các nhà chức trách Congo quyết định chuyển tê giác trắng đến khu vực bảo tồn ở Kenya, số cá thể sống sót chỉ còn rất ít. Hy vọng duy trì nòi giống của loài tê giác quý hiếm này càng mong manh khi các nhà sinh học không thể tìm thấy bất kỳ cá🥀 thể nào thuộc loài này, ngay cả tại những khu vực hẻo lánh nhất tại châu Phi.
Trang Nguyễn