Ngọc Bình là công chúa nhà Hậu Lê, sinh năm 1783 (có tài liệu ghi 1785), con út của vua Lê Hiển Tông. Dân gian lưu truyền bà nổi tiếng đẹp sắc nước hương trời, cơ thể có mùi hương rất lạ, vô cùng cuốn hút. Số phận đưa đẩy bà kết duyên cùng hai vị vua của hai triều đại đối địch là Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn và Giꦿa Long triều Nguyễn.
Ngọc Bình lấy v🤪ua Cảnh Thịnh, tứ🅺c Quang Toản, con vua Nguyễn Huệ, trở thành chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn khi mới 12 tuổi.
Tháng 5/1801, Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, vua Quang Toản bỏ chạy, Ngọc Bìn🌃h và một số cung nữ bị kẹt lại. Thấy hoàng hậu trẻ đẹp, ăn nói dịu dàng, dáng điệu thướt tha, Nguyễn Ánh muốn lấy làm vợ.
Mặc các cận thần kịch liệt phản đối vì cho rằng "thiên hạ thiếu gì đàn bà mà lại lấy thừa vợ của giặc", Nguyễn Ánh, khi đó là vua Gia Long vẫn bỏ ngoài tai tất cả, ông trả lời bề꧃ tôi của mình rằng: "Tất cả giang sơn này, cái gì mà ta không lấy từ trong tay giặc, cứ gì một người đà✃n bà?".
Trong khi đó, bộ sách Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực soạn vào năm 1851-1852 có đoạn: "Năm Nhâm 🔯Tuất, Gia Long năm đầu (1802)... Ngày 21 Canh Thân, Thế tổ (Gia Long) đến kinh thành Thăng Long, hào mục bắt anh em Nguyễn Quang Toản dâng lên vua... Dâng nộp bà phi Lê Ngọc Bình vào trong cung vua...".
Ngọc Bình, sau đó được vua Gia Long phong𓃲 làm phi và sinh được hai hoàng tử cho nhà Nguyễn là Nguyễn Phúc Quân, Nguyễn Phúc Cự và hai công chúa là Ngọc Khuê và Ngọc Ngôn. Bà mất nă🎀m 1810.
Là con của vua Lê nhưng lấy hai đời chồng là vua của hai vương triều đối nghịch nhau, công chúa🍨 Ngọc Bình trở thành người có số phận lạ lùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, hàng trăm năm qua, dân gian vẫn còn truyền tụng câu ca dao về bà: "Số đâu có số lạ lùng/ Con♛ vua lại lấy hai chồng làm vua".
Câu 2: Công chúa nhà Trần nào từng được gả cho vua Chiêm Thành, giúp đất nước được mở rộng bờ còi?