Những ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao về văn bản số 1042/C67-P3 do đại tá Trần Sơn Hà, phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt, ký ngày 26/4 gửi đến các trưởng phòng CSGT, công an các tỉnh, thành phố𝔉 nhằm "quán triệt một số𓆏 nội dung".
Văn bản viết: Thời gian gần đây trong quá trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông đã xuất hiện một số đối tượng vi phạm dùng các mối quan hệ để tác động xin xỏ, thậm chí chửi bới, lăng mạ, chống lại ngườཧi thực thi công vụ hoặc giả danh phóng viên báo, đài sử dụng các thiết bị ghi hình lực lượng CSGT.
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa và Bình Thuận đã xảy ra việc một số đối tượng giả danh nhà báo ghi 🐈hình CSGT làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát. C67 cho rằng việc này tuy không mới nhưng “phức tạp và khó lường”.
Văn bản cũng nêu rõ: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép của ♔CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Văn bản trên ngay lập tức đã gây tranh cãi trong dư luận. Cư dân mạng bức xúc vì nó hạ💎n chế quyền của công dân và nhà báo thực hiện quyền giám sát đối với lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ.
"Cây ngay không sợ chết đứng"
Nhiều ngườ💯i cho rằng đây là quy định trái luật và hết sức 🌟vô lý. Nếu “Cảnh sát giao thông làm đúng luật, xử đúng tội, bắt đúng người thì việc quay phim hay không có liên quan gì? Nếu làm đúng thì người dân quay phim cũng chỉ để tuyên dương khen thưởng, vậy có gì là sai mà phải cấm?”, bạn đọc Giang nói. Bình luận này đã được 7281 lượt like trên VnExpress.
"Đúng thế, “cây ngay không sợ chết đứng", nếu CSGT cứ làm tốt thì việc gì phải sợ quay phim chụp hì🌜nh?”, độc giả Trần Minh Tú bày tỏ. “Chính xꦿác, nếu CSGT làm đúng, làm xuất sắc thì khen thưởng, chẳng hạn như CSGT tham gia bắt cướp là một hành động tốt chẳng lẽ không cho quay phim để biểu dương?”, bạn đọc Ngoc Diep nói.
Cũng với luồng quan điểm này, Facebooker Birt Kute bày tỏ: “Nếu CSGT mà sợ bị quay phim, chụp hình thì tốt nhất nên mang theo biển báo để ngay chỗ mình thi hành nhiệm vụ là: “Khu vực cấm quay phim chụp ảnh”. Còn nếu không có biển báo này thì người dân có quyền quay phim và chụp hình thoải mái, không ai có quyền cấm đoán hoặc quấy rầy. Công an làm việc ăn lương từ tiền của dân đóng góp thông qua thuế, nên người dân có quyền giám sát công việc của người mà dân tr♒ả tiền (lương)”.
‘Cấm quay phim thì lấy đâu bằng chứng 💯chống tiêu cực’
Nhiều người cho rằn𒆙g việc quay phim, chụp ảnh sẽ cung cấp những𒅌 bằng chứng cụ thể nhất để tố giác tiêu cực thay cho lời nói "gió bay", vậy thì sao lại cấm?
Facebooker Angelina MarKet chia sẻ: “Trong ngành CSGT có rất nhiều tấm gương người tốt tận tâm với nhiệm vụ được giao, làm đúng quy định của ngành của pháp luật. Song cũng còn có những cán bộ, chiến sỹ làm xấu đi hình ảnh của 𓄧người chiến sỹ công an (CSGT), vì thế mà lòng tin ở dân đã bị ảnh hưởng. Nay có qui định không cho quay phim chụp ảnh đối với CSGT khi đang làm nhiệm vụ thì chẳng khác gì đang bao che cho những “con sâu làm rầu nồi canh” và cấm người dân lấy bằng chứng để chống tiêu cực?”.
“Đúng thế, cấm như vậy thì người dân có bằng chứng nào để tổ cáo nếu có vi phạm? Người dân có quyền giám sát các hành vi công vụ ꦜmà”, độc giả Benny Saigon, nói. “Không làm gì khuất tất thì không bao giờ sợ ai quay ai chụp, đã là cán bộ của dân, làm việc công vì dân thì dân có quyền được giám sát”, bạn đọc Truong Pham chia sẻ.
Còn bạn đọc nickname Rann🍒, nói: “Ở nước ngoài người ta chỗ nào cũng có camera, còn ở Việt Nam không có nên người dân quay phim, chụp hình. Đáng lẽ phải lấy đó là điều vui mừng, vì người dân đã góp phần giá💦m sát hành động của các bộ phận thực thi pháp luật, đảm bảo pháp luật được thi hành đúng đắn, tránh các trường hợp lạm dụng chức quyền, nhũng nhiễu, làm sai luật... Thế mà lại bị cấm”.
"Văn bản không có tính thực tiễn"
Cư dân mạng cho rằng để đưa ra được một văn bản trước tiên phải có tính thực tiễn, vậy mà văn bản này đã không đáp ứng được điều đó, lại còn vi phạm luật báo🥂 chí.
Đoạn cuối văn bản trên có ghi: “Nếu (những người quay phim, chụp ảnh) đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu là giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuy𒐪ển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
“Như vậy là Cục CSGT đường bộ, đường sắt đang phân biệt tất cả các đối tượng chụp hình, quay phim CSGT thành hꦬai loại: nhà báo và không nhà báo. Những người không phải là nhà báo như chúng tôi khi quay phim, chụp hình CSGT đang làm nhiệm vụ, sẽ bị tạm giữ, lập hồ sơ chuyển về chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Các anh dựa vào quy định nào cho phép lực lượng CSGT được tạm giữ đối với người quay phim,💙 chụp ảnh, và quay phim chụp ảnh vi phạm điều luật nào để có thể tạm giữ và xử lý?”, độc giả Tuấn Việt bức xúc.
“Các anh làm việc đúng với tinh thần trách nhiệm, không có tiêu cực thì một người quay phim chụp ảnh hay một triệu người quay phim 🌳chụp ảnh cũng thế cả thôi. Tôi thắc mắc: nếu như tôi nhìn thấy một hoặc vài CSGT làm việc tốt, tôi quay phim mà không xin phép liệu tôi có bị bắt giữ? Hoặc nếu như tôi đang quay 🐲cảnh bình thường mà không may trong đoạn phim đó có một vài cảnh không hay về CSGT, liệu tôi có bị quy trách nhiệm như văn bản trên đã đề cập?”, bạn đọc Dương Lâm thắc mắc.
"Giám sát là quyền của công dân. Nếu công dân muốn phản ảnh hay tố cáo cán bộ chiến sĩ làm sai thì lấy đâu ra bằng chứng khi cơ quan chức 🔥năng yêu cầu? Và ngược lại, có vị cán bộ lãnh đạo nào khẳng✱ định là cấp dưới của mình không làm sai, chưa từng làm sai hay sẽ không bao giờ làm sai không? Nếu không thì người dân tố cáo hay khiếu nại với bằng chứng cụ thể nào?".
>> Xem thêm: ‘Thưởng 320.000 đồng 𝓀khác gì xúc phạm người chống tiêu cực’
Trần Hưng tổng hợp
Chia sẻ bài viết của bạn về đời sống, xã hội tại đây.