18h30 chiều ngày 24/4.
Bố đang trông giúp mẹ chảo thịt rán ở bếp thì bỗng nghe thấy tiếng quát tháo inh ỏi của ông bà ngoại ở trước cửa nhà. Ngay trước đó, bố nghe loáng thoáng bà ngoại đang cằnꦡ nhằn với ông ngoại về một vị khách uống trà đá xong rồi cứ thế “chuồn đi” mà không trả tiền…
Bố đang nghĩ hay là ông bà ngoại đꦗang la mắng vị khách nào đó (như trước đây đã từng xảy ra vài𒊎 trường hợp). Bố ngó xuống thì nghe rõ hơn:
- Chơi với em mà đẩy em thế à? May mà có cái bàn n🦂ên không ngã bệt mông xuống đất, vỡ cả xương chậu”♍. Bà ngoại hét lên.
- “Thằng kia! Cút về ngay, từ nay mà sang đây nữa là ông chặt gãy chân”, ông ngoại g൩iậm chân thét to hơn.
Hóa 🗹ra, thằng cu Bi nhà hàng xóm hơn con chưa đầy một tuổi (cu Bi gần 6 tuổi) mải chơi đùa nghịch đã chạy nhanh và không may đẩy con ngồi bệt x𓂃uống chiếc ghế nhựa sát cạnh bàn bán hàng nước.
Ông bà ngoại vẫn tiếp tục la lối cu Bi ầm ĩ cả phố. Bố thấy con im lặng. Một lúc sau, con đứng dậy và đi vào nh💞à, ngồi ở ghế vẻ mặt mếu máo. Bố vẫn tiếp tục giúp mẹ rán thịt và theo dõi tình hình, nhất là động tĩnh của con gái yêu 5 tuổi mới qua sinh nhật được 9 ngày của bố.
Một lúc sau, ông bà ngoại đi vào nhà thấy con ngồi mếu máo, nước mắt lăn dài trên gò má. Cả ông và bà đều cố sức dỗ dành con. Rồi bố nổi da gà và khóc thầm không ra nước mắt khi con thốt ra câu nói: “Anh ấy đã xin lỗ🥀i rồi thì tha thứ cho anh ấy chứ”.
Trời ơi, con gái yêu của bố tuyệt vời. Tất nhiên, bố biết anh Bi là người bạn mà con rất thích chơi cùng và con cũng muốn bảo vệ anh Bi. Hóa ra, tính bao dung trong con đã lớn hơn ܫbố tưởng rất nhiều.
Bố vốn là người ưa thích sự bao dung và hô🦩m nay, có vẻ như sự bao dung của con gái là lớn nhấ﷽t so với mọi người trong nhà. Quả đúng như bố hy vọng và tin tưởng bấy lâu nay, con gái yêu của bố là người thông minh, bướng bỉnh và nếu dạy dỗ đúng cách thì chắc chắn con sẽ là người tốt, rất tốt.
Con vẫn mếu máo, rơm rớm nước mắt và ôm bố khi bố đến bế. Bố dỗ con chỉ 🥃bằng một câu duy nhất: “Bố yêu con!”. Sau đó, bố không nói thêm và dỗ dành gì nữa.
- “À, hóa ra ông bà mắng anh Bi mà con hờn dỗi hả? Con yêu anh Bi h🔴ơn ông bà thì bà đi, bà không ở nhà này nữa”, bà ngoại lại ráo riết chạy ra, chạy vào như để sẵn sàng ra đi nhằm dọa cháu.
Bố lại càng thấy buồn hơn khi bà ngoại hành động như vậy, nhưng bố chấp nhận không nói bất kỳ từ♐ nào mà chỉ ôm con gái yêu.
- “Thôi, nín đi, ông bà chỉ mắng để dọa anh Bi thôi mà, nếu không lần sau anh ấy lại đẩy con n♊gã thì sao?”, ông ngoại dỗ d💙ành.
Kỳ lạ thay, con cũng mặc kệ những câu nói mà ông bà ngoại vẫn đang ra sức dỗ dành con. Bố biết tính con là vậy và bố biế🐬t v🐎iệc ông bà ngoại vừa la mắng anh Bi có ba nguyên nhân:
Thứ nhất, ông bà ngoại quá yêu thương con - một tình yêu thương vô bờ bến và khi có bất kỳ sự tác động không mong muốn nào💫 từ bên ngoài đến con, họ đều sẽ gặp phải phản ứng gay gắt ngay tức thì của ông bà ngoại, huống hồ một tình huống mà theo như ông bà ngo𒊎ại cho là “nguy hiểm” đến thân thể con.
Con hãy lưu giữ điều này cho đến khi con lớn, con có cháu… con sẽ hiểu💮 đầy đủ và trọn vẹn. Ngay cả bố cũng có thể chưa thể hiểu hết tình yêuꦗ thương này.
Thứ hai, ông bà ngoại đều là những người tính nóng như lửa, họ sẵn sàng khiê♋u chiến nếu cần.
T♍hứ ba, cách tiếp cận giáo dục trẻ của ông bà ngoại có lẽ chưa phù hợp hoặc là ông bà ngoại dành đến 99% cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng con giúp bố mẹ, còn lại chỉ dành 1% trong số đó là 🔜dạy con.
Bố không dám chắc đó là những nhận xét chính xác, nhưng với một “sản phẩm sống” như mẹ con (gần 40 tuổi) mà ông bà ngoại vẫn thường xuyên đối xử như con thì những suy luận trên đây của bố chắc là cũng có phần nào𒊎 được chấp nhận.
Rồi con khóc òa khi thấy mẹ đi xuống bế con (trước đó mẹ bận giặt áo quần trên lầu). Khi cả nhà ngồi vào bàn ăn, con vẫn mếu máo và nói không ăn. Ông bà ngoại lại tiếp tục vừa ăཧn vừa dỗ dành.
Bố vẫn không hề nói t♈hêm từ nào nữa (bố biết có thể ông bà ngoại không hài lòng về cách thể hiện của bố) nhưng tính bố là vậy. Bố biết khi nào cần thể🍸 hiện và thể hiện như thế nào cho hiệu quả.
- “Ông bà để con yên đi”, con lạ𒉰i thốt ra những từ như người lớ��n.
Thảo nào ở lớp, các cô giáo vẫn nói đùa với nhau và với mẹ con về “bà già Bo” (Bo là tên gọi ở nhà của con) bởi🦂 những câu từ già trước tuổi con học được từ người lớn.
Tất nhiên, sau đó khoảng 30 phút con đã dần dần vui trở lại và tiếp tục vui chơi bình thường. Mặc dù vậy, bố vẫn rất lo con có thể bị tổn thương tâm lý. Bố cũng sẽ không trao đổi lại với ông bà ngoại và mẹ co🎃n ngay lúc này – lúc mà có cả con gái yêu của bố đang ngồi đây và ít nhiều biết cảm nhận cuộc sống.
Ông bà ngoại con vốn đã không ít lần nóng tính với những tình huống đáng tiếc♏ trong cách hành xử giữa người lớn với người lớn nhưng bố không muốn viết lại những tình huống đó.
Lần này, bố quyết định ghi chép lại những dòng cảm nghĩ và gửi vào email c📖ủa con như những dữ liệu khác dưới góc nhìnꦿ của một người thầy, tình huống ấy có ý nghĩa lớn và có thể có ích cho cả con khi con đã lớn. Con biết không, bố đã lập cho con một email khi con mới sinh để lưu trữ những dữ liệu quý giá của con và trao lại cho con khi con đã lớn.
Con gái yêu 5 tuổi có biết bố khóc thầm vì sao không? Bố khóc vì niềm ඣvui khi thấy con của bố đã lớn hơn trong sự bao dung và cảm nhận cuộc sống. Bố cũng dành ജmột nửa những giọt nước mắt đang ngầm chảy ấy để chia sẻ sự đáng tiếc về cái cách mà ông bà ngoại con đã đối xử với những đứa trẻ 5, 6 tuổi.
Bố mong giá mà những người lớn hiểu tâm l๊ý lứa tuổi, có cách y🎶êu thương và tiếp cận giáo dục trẻ phù hợp.
>> Xem thêm:
Chia sẻ bài viết của bạn về đời sống tại đây.