Các công nghệ mới được áp dụng vào điều trị vô sinh hiếm muộn hiện nay tại Việt Nam đã được chuyên gia chia sẻ trong chương trình tư vấn "Vai trò của công nghệ mới trong điều trị hiếm muộn, tăng tỷ lệ IVF thành công" phát sóng trên VnExpress (tối 6/9). Chương trình có sự tham gia của PGS.TS.BS Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm IVFTA Hà Nội, ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM, TS.BS Nguyễn Thị Liên 𓃲Hương - Phó Giám🥂 đốc Trung tâm IVFTA Hà Nội và ThS.BS Lê Đăng Khoa - Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm IVFTA-HCM.
Bác sĩ Giang Huỳnh Như cho biết, có tới 70% những cặp vợ chồng hiếm muộn đến điều trị tại IVFTA là những ca bệnh khó, vô sinh lâu năm, lớn tuổi, dự trữ buồng trứng kém (AMH thấp), thất bại🍌 chuyển phôi nhiều lần, nam giới bị chẩn đoán vô tinh... Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của IVFTA ở những ca bệnh này lên đến gần 70%, thậm chí 80% ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi. Ngoài đội ng𝓰ũ bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm, thành công này có sự đóng góp rất lớn của công nghệ trong cả 3 mắt xích là điều trị vô sinh nữ, vô sinh nam và nuôi cấy phôi.
Tại IVFTA, số bệnh nhân nữ ít trứng nh𝔍iều hơn so với số bệnh n🅺hân có nhiều trứng nhưng với các phương tiện đánh giá chất lượng trứng, tiên lượng khả năng trứng tạo phôi, bác sĩ có thể tư vấn giúp bệnh nhân nên trữ bao nhiêu trứng, khả năng thực hiện IVF bao nhiêu chu kỳ.
"Nghiên cứu cho thấy, tại IVF Tâm Anh, cứ 7 trứng thu được dù là trứng tươi hay t🍃rữ đông đều cho ra ít nhất 1 phôi ngày 5 loại tốt. Đây là con số rất đáng khích lệ", bác sĩ Huỳnh Như cho hay.
Đối với điều trị nam khoa, bác sĩ Đăng Khoa cho hay, các bác sĩ IVFTA có thể thực hiện các ca vi phẫu micro-TESE cho nam giới không có tinh trùng, tinh trùng bất động nhờ hệ thống kính hiển vi vi phẫu có độ phóng đại 30 lần, trường quan sát rộng, kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại hơn 200 lần. Tỷ lệ thành công được ghi nhận đạt đến 80%. IVFTA cũng sở hữu phòng lab chuẩn ISO 5 có thể triển khai kỹ thuật trữ tinh trùng số lượng ít, là kỹ thuật mà ít trun𝄹g tâm trên thế giới làm꧑ được.
"Có bện🍸h nhân cách đây 10 năm làm giải phẫu bệnh không có tinh trùng, ức chế sinh tinh giữa chừng... Nhưng khi đến với Tâm Anh, bệnh nhân được gạn lọc mẫu, quay li tâm tìm thấy tinh trùng. Sau khoảng 2-🌳3 lần thì đủ số lượng để có thể làm 2-3 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm. Tại IVFTA, chúng tôi chắt chiu từng cơ hội để tìm thấy dù chỉ là 1 tinh trùng", bác sĩ Khoa nói thêm.
Ngay từ đầu khi chọc hút noãn, tinh trùng, các kỹ thuật viên đã tiên lượng về khả năng thụ tinh tạo phôi. Hệ thống tủ nuôi cấy phôi time-lapses tích hợp trí tuệ nhân tạo AI giúp theo dõi, đánh giá, ghi lại quá trình phát triển 🌜của phôi và tiên lượng đúng tỷ lệ phôi ngày 3 lên được ngày 5 đến 95%. Phôi được theo dõi 5 phút một lần chụp nhiều mặt cắt khác nhau.
Điều kiện nuôi cấy giúp ngăn ngừa tác động từ các yếu tố môi trường, nhiệt độ, nồng độ khí lên phôi. "Với điều kiện nuôi cấy trong môi trường lab của IVFTA thì phôi xấu vẫn có khả năng phát triển được", bác sĩ Liên Hương giải thích. Nhờ đó IVFTA có thể tận dụ💯ng tối đa cơ hội chuyển phôi cho người bệnh, đặc biệt với những trường hợp có dự trữ 🌠buồng trứng (AMH) thấp, người bệnh lớn tuổi, nhiều phôi bất thường.
Sàng lọc phôi tiền làm tổ cũng được áp dụng với nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn lớn tuổi, để phâ🌠n tích các bất thường ở dạng nhỏ nhất về dạng cấu trúc nhiễm sắc thể, giúp các bệ🐓nh nhân sinh con khỏe mạnh.
Ở khâu cuối cùng, trước khi đặt phôi vào buồng tử cung, các bác sĩ đánh giá cẩn thận nơi phôi làm tổ và phát triển trong thời gian mang thai. IVFTA nằm trong số ít trung tâm có hệ thống soi buồng t🅘ử cung ngoại trú, thủ tục diễn ra chỉ trong vòng vài phút, điều trị đặc biệt với bệnh nhân có nghi ngờ bất thường trong buồng tử cung hoặc thất bại làm tổ nhiều lần.
"Không có công thức điều trị chung nào cho tất cả bệnh nhân, mỗi trường hợp có một cách điều trị riêng tùy thuộc độ tuổi, tình trạng bệnh, nội tiết... Ngoài cá thể hóa phải tìm cách điều trị hiệu quả nhất, số lượng noไãn và tinh trùng chỉ cần vừa đủ, giảm biến chứng🍰, hạn chế mũi tiêm, tăng dùng thuốc để bệnh nhân không phải đi lại nhiều, quá trình điều trị thoải mái hơn", bác sĩ Lê Hoàng nhấn mạnh.
Đầu tháng 9, Trung tâm Hỗ ♚trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội (IVFTA) và Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM (IVFTA-HCM) được Hiệp hội Sinh sản Australia (FSA) trao chứng nhận RTAC. Đây là là bộ tiêu chuẩn hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bộ tiêu chuẩn là căn cứ đo lường chất lượng, đánh giá toàn diện hoạt động của một đơn vị hỗ trợ sinh sản bao gồm đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất và hạ tầng, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, quản lý nguy cơ nhiễm khuẩn, xử lý sự cố, chính sách quản lý chất lượng...
Bác sĩ Lê Hoàng đánh giá đây là bước phát triển của IVFTA. Càng nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản đạt ꦜRTAC, các bệnh nhân hiếm muộn Việt Nam càng có nhiều cơ hội được điều trị thành công.
"Mục tiêu của các trung tâm hỗ trợ sinh sản là phục vụ tốt bệnh nhân, tăng tỷ lệ thành công🧸. Khoảng 20 năm trước, tỷ𒁃 lệ IVF thành công chỉ khoảng 20%. Nhờ máy móc, bác sĩ, quản lý chất lượng, tỷ lệ hiện nay đã tăng lên 60-70%. Vì vậy, việc tăng tỷ lệ IVF thành công lên 80% sau khi đạt RTAC nghe rất khó nhưng cũng là mục tiêu của chúng tôi", bác sĩ Lê Hoàng cho biết.
Độc giả có thể xem lại chương trình tư vấn trực tuyến tại đây.
Anh Ngọc