🥂"Tôi tin rằng không thể có tình bạn nào thật sự ở nơi công sở cả. Không phải là hoàn toàn đúng, nhưng vì lợi ích bản thân thì tình bạn ở công sở khó bền vững. Có những lúc vì bản thân mà họ sẵn sàng bán đứng bạn, hại bạn, chơi xấu để đạt mục đích. Do đó, tôi nghĩ chỉ nên làm việc chung, tốt với nhau nhất nếu có thể, chứ nói là bạn thân thì hơi khó. Đôi khi, kẻ hại mình nhất, khó đỡ nhất không phải là kẻ thù mà lại là người bạn kế bên mình.
💃Với tôi, bạn ở chỗ làm chỉ nên xã giao, tốt với nhau nhất nếu có thể, còn kết bạn thật sự thân thiết thì nên tránh (tất nhiên không phải ai cũng vậy mà tùy mỗi người). Có một câu nói 'thương trường như chiến trường', và công sở cũng là một thương trường, có cạnh tranh, có giành giật, có lợi ích... nên không thể nào tránh được va chạm, hãm hại lẫn nhau để đạt mục đích".
Đó là quan điểm của độc giả lomcomer về câu hỏi "Vì sao nên hạn chế kết bạn ở nơi làm việc?ﷺ". Nghiên cứu mới nhất cho thấy chỉ có 11% người lao động xếp mối quan hệ với đồng nghiệp là yếu tố hàng đầu tạo nên sự hài lòng trong công việc. Theo Nir Bashan, chuyên gia tâm lý trong lĩnh vực lao động, việc làm và văn hóa công sở Mỹ, việc kết bạn ở nơi làm việc thường ngăn cản bạn tập trung vào những điều thực sự quan trọng, ví dụ xây dựng mạng lưới đồng nghiệp mang lại giá trị, tránh xa những rắc rối hàng ngày và cuối cùng là phân định rõ ràng giữa bạn bè thực sự và đồng nghiệp.
Đồng tình với quan điểm này, bạn đọc Icareido𒈔 thừa nhận: "Sai lầm lớn nhất của tôi là quá tin tưởng đồng nghiệp, suốt ngày 'chị chị em em', tâm sự đủ chuyện cá nhân, mà không ngờ rằng, đằng sau lưng mình họ đàm tiếu, soi mói, xét nét, đặt điều đủ thứ, như thể họ biết rõ về mình. Tôi quá sợ tình bạn chốn công sở như vậy. Tốt nhất, khi đi làm, chúng ta chỉ nên tập trung vào công việc, và tuyệt đối đừng bao giờ kể chuyện cá nhân cho ai nghe".
"Nguyên tắc khi đi làm của tôi là nói 'không' với gái cơ quan, đã là bạn bè thì không phải đồng nghiệp, còn đồng nghiệp thì chỉ xem là bạn đồng nghiệp. Làm nước ngoài rồi về Việt Nam làm công ty đa quốc gia, tôi thấm thía cảnh quá thân thiết với đồng nghiệp khi làm cùng công ty để rồi bị lợi dụng, không thể đưa ra ý kiến chính xác khi bị thân quen tác động. Tốt nhất, nên tránh xa tuyệt đối việc quá thân thiết ở nơi công sở, vì công việc chỉ là công việc", độc giả Demynguyenvn nói thêm.
>> 🦩Cuộc chiến 'dìm hàng' đồng nghiệp khi bình bầu nhân viên cuối năm
Trong khi đó, với quan điểm trái chiều, bạn đọc Bùi Thu Hiền💦 lại có cái nhìn thoáng hơn về tình bạn chốn công sở: "Tôi có một đồng nghiệp trong gần 20 năm mà ước rằng nếu có kiếp sau chúng tôi sẽ vẫn được làm việc cùng. Hai đứa bằng tuổi, cùng được đánh giá cao về năng lực, một đứa người Nam, đứa kia người Bắc, đứa 'bên này' đứa 'bên kia'. Hai đứa tôi đứng đầu hai bộ phận quan trọng nhất.
🥃Tính cách chúng tôi rất khác nhau, không thân nhau trong đời sống, nhưng lại rất đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, nhường nhịn nhau trong công việc. Cả hai đều ghét những trò bẩn nơi công sở như bè phái, nhiều chuyện, ghen tị... nên suốt giai đoạn làm cùng trong công ty, tôi không có tệ nạn công sở".
Cũng có cái nhìn tích cực về tình bạn công sở, độc giả Nguyenthiminhtuyenedu☂ chia sẻ kinh nghiệm giữ gìn mối quan hệ nơi công sở: "Xin chia sẻ câu chuyện của tôi để làm ví dụ minh họa. Bản tính là người dễ kết giao nên tôi nghĩ công việc đã đủ áp lực lắm rồi, do đó vui vẻ được chừng nào thì cứ vui, miễn đừng kể quá nhiều chuyện cá nhân, cũng không nên quan tâm đến đời tư của đồng nghiệp quá mức, hay đừng tham gia các nhóm nói xấu đồng nghiệp vì biết đâu mình cũng là đối tượng trong câu chuyện của họ.
ꦅTôi cũng hay giúp đỡ đồng nghiệp. Nhiều khi họ gặp khó khăn cả về tài chính và về gia đình, tôi cũng chỉ nghĩ giúp được thì giúp thôi. Nên khi nghỉ làm ở đâu thì sau đó mọi người vẫn luôn nhắc và nhớ đến tôi. Đến một ngày, chính bản thân tôi gặp chuyện, một cú sốc lớn rất lớn trong cuộc đời, và chính các đồng nghiệp cũ đã hỗ trợ giúp đỡ tôi rất nhiều. Thế nên, đừng thu mình quá ở nơi công sở, cứ thật lòng và đừng kể nhiều về đời tư quá là được.
🐽Ở đâu cũng có người này người kia, không chỉ riêng môi trường công sở. Cho nên, đừng vì quá đa nghi là thu mình lại, cái gì cũng có chừng mực là được. Bạn thân và tri kỷ của tôi lại là những người bạn cùng lớn lên từ thuở nhỏ chứ không phải là bạn từ công sở, nhưng không có nghĩa là tôi tránh xa những người bạn đồng nghiệp của mình".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. ꦰBài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.