Cách đây không lâu, dư luận Trung Quốc xôn xao khi đọc thông tin công ty giúp việc Hựu Kiệt giới thiệu hồ sơ của một ứng viên tìm việc osin đã tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa - ngôi trường được ví là "Harvard Trung Quốc".
Trong phần giới thiệu, nữ giúp việc có tên Lý Tịnh, 29 tuổi, quê ở Nam Kinh, thành thạo tiếng Trung, Anh. Người này đang tìm việc làm quản gia gia đình, mức lương đề nghị là 35.000 tệ một tháng (khoảng 126,5 trಌiệu🍰 đồng). Theo những gì Hựu Kiệt chia sẻ, Lý Tịnh từng có hai năm làm trợ lý cho gia đình 4 người sống tại một trong những khu đô thị sang trọng và đắt đỏ nhất Thượng Hải, nhiệm vụ là chăm sóc em bé một tuổi. Sau đó cô tiếp tục làm quản gia cho một gia đình siêu giàu khác, phụ trách điều phối công việc của những người giúp việc.
Không chỉ vậy, Hựu Kiệt còn giới thiệu thêm một số bảo mẫu có lý lịch "chuẩn đẹp", có những người tốt nghiệp thạc sĩ ở nước ngoài như Đại học Kingston (Đại học nổi tiếng và lâu đời nhất của Anh), Đại học Boston (Top 50 Đại học tốt nhất Mỹ), Đại học Edinburgh (trường lâu đời thứ 6 trong thế giới nói tiếng Anh). Thậm chí có cả những người sở hữu bằng TESOL (chứng chỉ quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh), cùng nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng với trình độ tiếng Anh chuyên ngành rất cao hoặc vừa biết tiếng Anh vừ𒁏a biết tiếng Pháp...
Đại diện công ty trên cho biết thêm những người giúp việc có bằng cấp từ các đại học hàng đầu thường được thuê làm gia sư gia đình, dạy trẻ học. Họ có thể được trả từ hơn 2.300 USD đến trên 7.800 USD. "Một số con cái của khách hàng học ở trường quốc tế. Vì thế họ yêu cầu gia sư phải ▨nói được tiếng Anh khi dạy chúng học", người quản lý cho hay.
Tuy nhiên sau đó vài ngày, bài đăng trên đã bị xóa khỏi trang web của công ty.⛄ Trả lời thắc mắc của dư luận, đại diện công ty Hựu Kiệt đáp: "Gây ảnh hưởng đến c𒁏ông việc hàng ngày nên công ty đã quyết định xoá bỏ". Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền riêng tư của người lao động, công ty cũng từ chối các cuộc phỏng vấn của giới truyền thông.
Sau đó người dùng mạng Trung Quốc điều tra được, trong danh sách sinh viên Đại học Thanh Hoa gần chục năm trở lại đây không có ai tên Lý Tịnh. Công ty Hựu Kiệt giải thích, đó là chỉ biệt danh. Tiếp tục, người ta phát hiện ra ảnh đăng của Lý Tịnh bị nghi là căn cước công dân của một sinh ꦜviên đại học ở tỉnh Chiết Giang. Cô gái này nói rằng, ảnh của mình đã bị đánh cắp.
♚Cách đây vài ngày, Cục quản lý giám sát thị trường Thượng Hải đã mở một cuộc điều tra về hành vi tuyên truyền sai sự thật của công ty giúp việc Hựu Kiệt, kết quả chính thức sẽ😼 thông báo trong thời gian sớm nhất.
Từ vụ điều tra của Hựu Kiệt, nhiều người Trung Quốc băn khoăn liệu "bảo mẫu chất lượng cao" có tồn tại thực sự như những gì các công ty việc làm nước này quảng bá hay không. Một người phụ trách vấn đề này ở Thượng Hải khẳng định, dịch vụ này đã âm thầm phát triển 10 năm nay.
"Không có gì lạ khi sinh viên tốt nghiệp các trường danh tiếng, bao gồm cả Đại học Thanh Hoa hay Bắc Kinh tham gia vào việc làm bảo mẫu hay quản gia ở những gia đình giàu có", người này nói. Ông cũng khẳng định, sinh viên tốt nghiệp những trưওờng danh tiếng rất được lòng những khách hàng cao cấp, nhưng mức lương không thể tới 35.000 tệ một tháng như những gì công ty Hựu Kiệt quảng cáo.
Trong khi đó, phụ trách họ Trịnh tại một công ty tuyển dụng khác ở Thượng Hải cũng gဣiải thích: "Chủ yếu khách hàng nghĩ bảo mẫu trình độ cao có thể kèm con cái họ học hành tốt hơn ở nhà".
Những gia đình giàu có thường rất bận rộn nhưng mu💫ốn dành những gì tốt nhất cho con. Sinh viên tốt nghiệp những trường danh tiếng có tầm nhìn rộng và có thể trả lời nhiều câu hỏi cho trẻ. Họ cũng có thể tạo ra môi trường cho trẻ học ngoại ngữ. Với một gia đình giàu có, sinh viên giỏi có thể vừa làm giúp việc, vừa làm bảo mẫu, lại vừa làm giáo viên cho con cái họ. Đây chính là yếu tố tạo nên khả 🍷năng cạnh tranh cốt lõi của nhóm đối tượng này.
Theo ông Trịnh, những sinh viên tốt nghiệp ở các trường danh tiếng chọn làm công việc này bở🧸i môi trường làm việc tương đối đơn giản, ít cạnh tranh. Số khác có dự định đi du học, tận dụng khoảng thời gian trước khi ra nước ngoài, tranh thủ làm việc kiếm tiền.
Với những thông tin của công ty Hựu Kiệt, Trịnh khẳng định đó là giả, bởi chẳng thể có mức lư🌱ơng cao như vậy cho một bảo mẫu gia đình. Trịnh ví "bảng rao giá" này giống chiêu thức của những công ty bất động sản, sau khi thu hút được khách hàng đến tham khảo mới nói "nhà đó đã bán", rồi nhân cơ hội giới thiệu những dự án khác.
Vy Trang (Theo ynet.com)