𒐪Ho, sốt, mệt mỏi, mất khướu giác, vị giác và khó thở là những triệu chứng điển hình ở hầu hết những người mắc Covid-19. Tuy nhiên, rối loạn cương dương cũng là một triệu chứng mà không ít nam giới gặp phải khi nhiễm nCoV.
൲Các nhà nghiên cứu và các bác sĩ như Rahul Mehan, bác sĩ tiết niệu tại Banner Health, bang Arizona, Mỹ, đã phát hiện mối tương quan giữa Covid-19 và rối loạn cương dương. Thực tế, ông còn chứng kiến sự gia tăng đáng kể những bệnh nhân mới bị rối loạn cương dương trong thời gian đại dịch, nhất là nam giới trong độ tuổi 40 và 50.
𒁃"Virus gây ra một phản ứng viêm rất mạnh trên toàn cơ thể họ, từ tim đến não. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi chứng rối loạn cương dương cũng có liên quan đến vấn đề này", bác sĩ Mehan nói. "Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu thêm về những tác động lâu dài của Covid-19 với tình dục nhưng là một bác sĩ tiết niệu, tôi chắc chắn lo ngại về những gì chúng tôi nghiên cứu được đến nay liên quan đến rối loạn cương dương", ông nói thêm.
💟Theo bác sĩ Mehan, Covid-19 tác động đến khả năng cương cứng của nam giới theo nhiều cách.
Gây tổn hại các mạch máu ở dương vật:🐬 Những mạch máu nhỏ và mong manh nhất của cơ thể nằm ở dương vật. Ngoài việc truyền máu đến phần dưới cơ thể, chúng còn có vai trò quan trọng trong việc đưa máu tới các bộ phận sinh sản và hỗ trợ cương dương.
𒆙Ở một số nam giới, Covid-19 có thể kích hoạt quá trình viêm siêu vi trong cơ thể, dẫn tới hình thành những cục máu đông nhỏ cũng như viêm niêm mạc mạch máu. Nguồn cung cấp máu đến dương vật có thể bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp, khiến họ khó cương cứng hơn.
Phá hủy tế bào trong tinh hoàn:💝 Testosterone, hormone rất quan trọng với việc cương dương, cũng không tránh được những tác động của Covid-19. Các nghiên cứu cho rằng nCoV có thể làm suy giảm nồng độ testosterone và khả năng sinh sản ở nam giới.
🥂"Virus xâm nhập vào các tế bào với sự trợ giúp của protein (thụ thể) gọi là ACE2, sử dụng ACE2 để lây nhiễm sang tinh hoàn. Vì đây là nơi tạo ra testosterone và tinh trùng ở nam giới nên virus gây ảnh hưởng đến việc cương cứng và khả năng sinh sản", bác sĩ Mehan giải thích.
🍎Đặc biệt, một nghiên cứu ở Italy còn nhận thấy nồng độ testosterone suy giảm ở nam giới sau khi khỏi Covid-19. Bác sĩ Mehan cho rằng đây là lời nhắc nhở những nam giới đang gặp tình trạng rối loạn cương dương nên đi kiểm tra hormone để đảm bảo tinh hoàn vẫn hoạt động tốt.
Tác động lên sức khỏe tinh thần:🦹 Có một điều không nghi ngờ là hầu hết mọi người đều trải qua những cấp độ căng thẳng khác nhau sau thời gian cách ly, giãn cách, mất người thân, bạn bè và bị ảnh hưởng kinh tế do đại dịch. Chỉ riêng những điều này đã có thể gây suy giảm ham muốn tình dục. Hơn thế, tổn hại về tinh thần ở những người đang hồi phục từ Covid-19, nhất là những người mắc di chứng Covid-19 kéo dài, cũng có thể dẫn tới rối loạn cương dương.
ꦅ"Hoạt động tình dục có liên hệ chặt chẽ với sức khỏe tinh thần. Để có chức năng tình dục tốt, bạn phải có tinh thần tập trung", bác sĩ Mehan nói.
Gánh nặng về sức khỏe tổng thể kém:🉐 Rối loạn cương dương thường là một triệu chứng của một vấn đề sức khỏe lớn hơn. Nếu bạn đang trong tình trạng sức khỏe kém, bạn có thể có nhiều khả năng bị rối loạn cương dương và có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng cùng các vấn đề sức khỏe kéo dài khác. Covid-19 có thể ảnh hưởng đến tim và làm trầm trọng thêm các tình trạng tim mạch tiềm ẩn, chẳng hạn như viêm cơ tim, loạn nhịp tim, các biến cố tim mạch cấp tính và rất nhiều biến chứng khác. Trong một số trường hợp, nam giới có thể bắt đầu sử dụng các loại thuốc mới dẫn tới tác động tiêu cực lên chức năng tình dục của họ.
𒉰Đại dịch Covid-19 vốn đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày, việc mắc thêm chứng rối loạn cương dương càng tạo thêm áp lực nặng nề cho nam giới. Nếu đã hồi phục sau Covid-19 và đang trải qua rối loạn cương dương, bạn nên trò chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tiết niệu trước khi dùng thuốc điều trị hoặc các công cụ hỗ trợ khác. Bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương và đưa ra một số giải pháp tiềm năng.
ꩵCác chuyên gia y tế khuyến cáo cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ của Covid-19 là tiêm vaccine. Không có bằng chứng nào cho thấy vaccine Covid-19 gây ra rối loạn cương dương hoặc làm trầm trọng thêm bệnh này. Ngoài ra, hãy tiếp tục tuân theo các hướng dẫn phòng dịch của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) như đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay, sát khuẩn để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Anh Ngọc (Theo Banner Health)