Theo Bloomberg, hai nhà cung cấp thiết bị bán dẫn hàng đầu của Mỹ là Lam Research và KLA Corp đã nhận được chỉ thị mới từ chính phủ, chủ yᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚếu yêu cầu siết chặt việc xuất khẩu các thiết bị cần thiết để sản xuất chip trên tiến trình 14 nm trở xuống sang Trung Quốc. Trong khi đó, các lệnh cấm hiện tại ch༒ỉ áp dụng cho công nghệ từ 10 nm trở xuống.
Song song với đó, Mỹ cũng thúc giục Hà Lan ngăn công ty bán dẫn ASML của nước này xu𒈔ất khẩu hệ thống in thạch bản cực tím sâu (DUV) cho các đối tác tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Hiện ASML là công ty duy nhất cung cấp các cỗ máy DU🔴V trên toàn cầu.
Giới chuyên g𓆉ia nhận định, cú đánh mới của Mỹ sẽ khiến mục tiêu tự cung cấp bán dẫn của Trung Quốc lâm vào thế khó do không thể nhập má♍y móc để sản xuất chip.
"Động thái liên tiếp của Mỹ có thể trở thành vấn đề lớn với các xưởng đúc chip ở Trung Quốc, dù vẫn còn phải xem các hạn chế này sẽ được áp dụng rộng rãi như thế nào", nhà 𝓡phân tích Sravan Kundojjala của Strategy Analytics nhận xét. "Các xưởng đúc cần thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, nhưng chỉ cần một trong số đó không hỗ trợ, mọi thứ có thể bị đổ vỡ".
Trong khi đó, theo Wang Xiaolong, trưởng bộ phận nghiên cứu của công ty tư vấn bán dẫn ICWise tại Thượng Hải, bước đi m💮ới của Mỹ báo hiệu hàng loạt khó khăn cho các doanh ngh🎐iệp sản xuất chip Trung Quốc. "Họ có thể phải tìm cách nhập khẩu các thiết bị quan trọng", ông nói.
Các công ty sắp ngừng hợp tác với Trung Quốc cũng có thể sẽ bị thiệt hại lớn. Cả Lam Research và KLA đều đánh giá Trun𒊎g Quốc là thị trường quan trಌọng giúp họ tăng trưởng thời gian qua, bởi đây là một trong những nơi tiêu thụ sản phẩm vi mạch (IC) lớn nhất thế giới.
Theo báo cáo tài chính năm 2021, doanh thu của Lam Research tại Trung Quốc đạt 14,6 tỷ USD, chiếm 35% tổng doanh thu toàn cầu, tăng lần lượt 31% so với năm 2020. Trong khi đó, KLA cũng đạt doanh thu 6,92 tỷ USD tại Trung Quốc, chiếm 26% tổng doanh thu của hãng năm ngoái và dẫn đầu so với cáꦇc thị trường khác.
Đầu năm nay, cả hai đã cảnh báo về viễn cảnh giảm doanh thu do hạn chế trong việc cung ứng sản phẩm cho đối tác, trong đó có SMIC - xưởng đúc chip lớn nhất Trung Quốc. SMIC nằm trong danh sách trừng ph🅰ạt của Mỹ kể từ tháng 2/2020 và buộc phải sản xuất chip trên tiến trình 28 nm trở lên.
Tuy nhiên, tham vọng tự sản xuất chip của Trung Quốc cũng đã có một số bước tiến. Theo công 🅰ty nghiên cứu bán dẫn TechInsights, gần đây SMIC được cho là đã tạo đột phá trong việc sản xuất chip 7 nm mà không cần sử dụng hệ thống in thạch bản cực tím (EUV) tiên tiến. Bên cạnh đó, công ty cũng nghiên cứu công nghệ riêng FinFet 14 nm từ năm 2019 và FinFet N+1 với tiến trình 12 nm năm nay. Dù vậy, sản phẩm dựa trên công nghệ này mới chỉ đang được thử nghiệm, chưa ứng dụng đại trà.
Một công ty chip khác là Hua Hong Semiconductor cũng được cho là đang phát triển côn▨g nghệ 14 ♐nm cho chip logic, nhưng sản phẩm chính của họ vẫn là các mẫu chip đời cũ trên tiến trình 350 nm và 90 nm.
Bảo Lâm (theo SCMP)