Bé sinh non, nhiều bệnh phức tạp
Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Hữu Thiều Chương, Phó giám đốc Trung tâm Sơ sinh, BVĐK Tâm Anh (TP HCM) hôm 2/9 chia s𒈔ẻ thông tin về ca bệnh, cho hay bé gái chào đời ở tuần 25 của thai kỳ, mắc cùng lúc nhiều bệnh lý ở trẻ sinh non như: bệnh màng trong (hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sinh non - RDꦰS), xuất huyết trong não thất, nhiễm trùng sơ sinh, bệnh lý võng mạc (ROP)... đã được nuôi sống khỏe mạnh.
Sau một tháng điều trị tại một bệnh viện tuyến cuối, dù đã dùng nhiều loại kháng sinh nhưng tình trạng của bệnh nhi không tiến triển, phải thở máy kéo dài, không cai được máy thở, ti💖ên lượng xấu, nhiều khả năng không qua khỏi. Ngay khi nhận được cuộc gọi cầu cứu từ gia đình bệnh nhi, ekip bác sĩ của bệnh viện đa khoa Tâm Anh đã xác định đây là ca bệnh phức tạp cần có thêm nhiều đánh giá chuyên sâu. Bác sĩ BVĐK Tâm Anh đã liên hệ với bệnh viện sản nơi đang điều trị cho bé để phối hợp, tìm hiểu thông tin bệnh án, lên phương án tiếp nhận điều trị. Qua thông tin t🐻hu nhận được, bác sĩ Chương và đồng nghiệp nghi ngờ tình trạng não úng thủy mắc phải sau xuất huyết não.
Em bé sau đó được nhập viện điều trị tích cực tại Trun🌳g tâm Sơ sinh, BVĐK Tâm Anh. Tình trạng hô hấp của bé dần cải thiện, từ việc thở máy, bé๊ được cai máy thành công và đã hoàn toàn tự thở, đáp ứng điều trị. Từ việc phải nuôi ăn qua ống tiêu hóa, bé hiện đã bắt đầu tự bú.
Tuy nhiên, đúng như chẩn đoán ban đầu, bệnh nhi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của tăng áp lực n🥀ội sọ. "Tri giác của bé càng ngày kém, mắt bé không còn linh hoạt như những ngày trước, hầu n♒hư chỉ nhìn xuống. Đây là dấu hiệu mặt trời lặn chỉ điểm áp lực nội sọ đang tăng. Khi sờ thóp của bé, độ căng có tăng hơn so với những lần khám trước đó", bác sĩ Chương cho biết.
Mặt khác, tốc độ tăng vòng đầu của bé quá nhanh, từ 30 cm lên 36 cm chỉ trong 2 tuần, trong khi ở trẻ bình thường, vòng đầu chỉ tăng khoảng 0,9cm/tuần. Qua siêu âm xuyên sọ, bác sĩ ghi nhận não thất ba và hai não thất bên của bé giãn rất lớn, có vùng nhu mô não chỉ còn một lớp mỏng. Bé được chẩn đoá𓄧n bị não úng thủy cấp, phải phẫu thuật ngay.
Phẫu thuật não úng thuỷ cho bé 3 tháng tuổi
Sau khi hội chẩn nhiều chuyên khoa, các chuyên gia đánh giá bệnh nhi đủ điều kiện sức khỏe và bệnh viện đầy đủ trang thiết bị cho cuộc mổ phức tạp này. Các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật kéo dài gần 2 giờ. Bệnh nhi không mất máu nhiều với đường mổ nhỏ hình vòng cung chữ C chỉ 2-3 cm ở trên đầu (p📖hía trên đỉnh vành tai), và khoảng 1 cm ở vị trí bụng (mỏm mũi kiếm).
ꦿBé được đặt ống dẫn lưu não thất - phúc mạc, t♛hở máy giúp thông khí bảo vệ phổi và ổn định tuần hoàn não, đồng thời nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.
Tiến sĩ, bác sĩ Cam Ngọc Phượng, Giá🍰m đốc Trung tâm Sơ sinh, BVĐK Tâm Anh TP HCM, cho biết: Chỉ một ngày sau phẫu thuật, bé đã cai máy thở và có thể bú sữa hoàn toàn trở lại. Sau 8 ngày phẫu thuật, kích thước vòng đầu bệnh nhi không còn tăng, thậm chí có xu hướng nhỏ lại. Bé đã có phản xạ như trẻ bình thườn💮g, khóc khi đói, khi buồn ngủ hay khi muốn đi vệ sinh; mắt bé linh hoạt hơn".
"Bệnh não úng thủy khá phức tạp, đòi hỏi tiêu chuẩn rất khắt khe trong điều trị, đặc biệt là đảm bảo trẻ khôngꦜ bị nhiễm trùng sơ sinh. Chỉ có những cơ sở y tế đủ tiêu chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn, đội ngũ gây mê hồi sức chuyên nghiệp và chuyên gia giỏi của khoa ngoại thần kinh nhi phẫu thuật mới tránh được tối đa các rủi ro", bác sĩ Cam Ngọc Phượng nhận 🎃định.
Sau 2 tháng được nuôi dưỡng tại Trung tâm🍬 Sơ sinh, BVĐK Tâm Anh, em bé tăng cân tốt, nặng 3.150 gram (tương đương tuổi thai 38 tuần). Chi phí cho ca mổ trên chỉ 25 triệu đồng💙.
Chị Nguyễn Thị Quỳnh Thi (38 tu♌ổi, ở quận 2, TP HCM, mẹ của bệnh nhi) xúc động chia sẻ: "Qua 2 tháng ở BVĐK Tâm Anh và được các bác sĩ chăm sóc chu đáo, con tôi được điều trị, nuôi dưỡng thành công. Nhìn con mỗi ngày "có da có thịt", có những phản xạ của một đứa trẻ bình thường tôi mừng rơi nước mắt. Giữ được con, cứu được con là phước phần của gia đình tôi khi gặp được bác sĩ giỏi và tận tâm của BVĐK Tâm Anh".
Được biết, chị Thi mang song thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm. Khi thai được 😼hơn 25 tuần thì chị bị xuất huyết âm đạo và nhập cấp cứu ở một bệnh viện phụ sản. Lúc này, bác sĩ thông báo một thai đã tử vong trong bụng mẹ và phải mổ khẩn để cứu em bé còn lại. Dù được chăm sóc tích cực nhưng một tháng sau mổ, sức khỏe em bé vẫn còn yếu, bệnh viện lại quá tải do dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, bác sĩ gợi ý nếu bé được chuyển đến một bệnh viện chuyên chăm sóc trẻ sinh non sẽ tốt hơn. Khi đó, chị Thi đã nghĩ đến BVĐK Tâm Anh vì từng nghe bệnh viện nuôi sống bé sinh non 26 tuần tuổi.
Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP HCM: Ngoài tình trạng não úng thủy mắc phải sau xuất huyết não như trường hợp của cháu bé, thai nhi còn gặp các nguy cơ não úng thủy bẩm sinh. Hiện nay, với máy siêu âm hay MRI hiện đại, có thể tầm soát việc giãn não thất bào thai trong quá trình mang thai, đây là nguyên nhân gây ra não úng thủy. Đặc biệt, ngoài nguy cơ não úng thuỷ, thai nhi còn có thể đối diện nhiều bệnh lý trong thai kỳ. Do đó, thai phụ cần khám thai định kỳ, tầm soát đúng hẹn để khảo sát hình thái học thai nhi trong từng giai đoạn. |
Anh Ngọc