Cho ý kiến dự luật Giáo dục sửa đổi sáng 21/5, đại biểu Bùi Văn Phương (Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình) nêu thực trạng giáo dục hiệ𓂃n nay là "học thế nào cũng được lên lớp, rèn luyện thế nào cũng được tốt nghiệp" và bày tỏ lo lắng học sinh s෴ẽ ảo tưởng về năng lực của mình.
"Ngày xưa ông cha ta chọn thầy hay chữ, dữ đòn cho con. Còn bố mẹ yêu thương con là yêu cho roi cho vọt. Thế hệ chúng ta học phổ thông ở lớp lưu ban là bình thường, có bạn 2-3 năm, trường tôi năm 1977 có 40% được tốt nghi♌ệp, trường cao cũng chỉ 70-80% và như vậy vẫn🌺 bình thường", ông Phương nói.
Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh, việc thầy cô trách phạt học sinh cũng không phải vấn đề gì to tát, bởi trách phạt nhưng thầy cô vẫn tình cảm, yêu thương học sinh. Nhi๊ều người bây giờ trưởng thành, khi nhìn lại thấy sự phạt của thầy cô chính là bài học để mình thành người.
"Vậy tại sao bây giờ cái gì thầy cô cũng sợ? Sợ đánh giá điểm thấp thì học sinh buồn nên phải đổi mới đánh giá không dùng điểm; cho lưu ban, không cho tốt nghiệp lại sợ học sinh tổn thương? Thầy cô không dám♐ nghiêm khắc với học sinh vì sợ xã hội, sợ Internet",🐼 ông nói và tiếp tục đặt câu hỏi "tỷ lệ gần 100% khá giỏi có phải là đáng mừng? Phải chăng giáo dục như ông cha trước đây là không tốt?".
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Phó đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương) khẳng định sự kết nối của gia đình, nhà trường và xã hội hình thành phẩm chất, đạo đức công dân. "Thời gian qua, gia đình, xã hội đã toàn tâm toàn ý với giáo dục hay chưa? Những tiêu cực trong thi cử bị phát hiện đã đặt giáo dục trong tâm điểm của dư luận suốt thời gian dài và chưa dừng lại. Vậy vai trò của gia đình thế nào, rất cần được 💛suy xét đến tậnﷺ cùng", ông nói.
Theo ông ܫNhân, cái sai của người lớn trong gia đình lẫn xã hội không chỉ là hệ luỵ quá lớn cho giáo dục mà còn góp phần nhào nặn nên nhân cách của con em mình. Cha mẹ và người giám hộ đã tạo điều kiện cho con em hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc theo quy định, nhưng việc này đôi khi lại được tiến hành theo một cách thức phi giáo dục.
"Như vậy gia đình ở khía cạnh này có phải là thành trì để bảo vệ các em khỏi cái xấu trong xã hội hay là nơi khởi phát ꦉgiá trị lệch lạc?", ông nói và cho rằng có thể ví dụ trên chỉ là thiểu số nhưng hiện nay nhiều gia đình vẫn "khoán trắng" trách nhiệm giáo dục con em cho nhà trường, trong khi chưa chú trọng việc tu thân tề gia, xây dựng và gìn giữ cách cư xử giữa các thành viên trong gia đình. Do đó sẽ rất bất công nếu đổ hết trách nhiệm cho nhà trường và ngành giáo dục trước những hành xử thiếu quy chuẩn của học sinh.
Xét ở khía cạnh xã hội, ông Nhân cũng cho rằng, hiện chưa có môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Sức 🌠đề kháng của trẻ em đối với thói hư, tật xấu còn yếu ớt, trong khi nhữnﷺg hành vi lệch chuẩn giữa con người với nhau xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong mỗi ngóc ngách, thậm chí ngôi nhà của các em.
"Tôi cho rằng, bệ đỡ từ gia đình và xã hội chưa thể hiện hết trách﷽ nhiệm và một mình nhà trường không đủ sức gồng gánh cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nguồn nhân lực", đại biểu tỉnh Bình Dương nói.
Góp ý vào những điểm cấm trong dự luật, đại biểu Y Nhàn (Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đà🅺o tạo huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) cho rằng, Điều 21 q☂uy định cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế không chỉ có xuyên tạc chủ trương, chính sách mà còn có xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận lịch sử.
"Vì vậy, dự luật cầnꦬ bổ sung nghiêm cấm việc xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận lịch s🦩ử", bà Y Nhàn nói.
Theo nữ đại biểu, Điều 22 quy định các hành vi bị cấm, khoản 4 có "cấm hút thuốc♓, uống rượu bia" là chưa đủ mà cần bổ sung "cấm các chất kích thích khác".
Dự án luật Giá🐈o dục sửa đổi đã được Quốc hội cho ý kiến tại hai kỳ họp, dự kiến được t🌳hông qua tại kỳ họp này.