Tại hội nghị phản biện Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) vừa được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam t𒐪ổ chức, ông Nguyễn Văn Vẻ, Phó ban tuyên giáo Mặt trận đề nghị phải liệt kê toàn bộ hành v😼i cấm để đưa vào luật. Dẫn chứng vụ gian lận thi cử với hàng trăm thí sinh ở ba tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang được nâng điểm trong kỳ thi THPT 2018, nhưng xử lý có phần lúng túng, ông Vẻ cho rằng, điều 22 dự luật cần chặt chẽ hơn.
"Điều 22 quy định hành vi gian lận trong học tập và thi cử, nhưng chưa bao quát hết sai phạm trong các cơ sở giáo dục hiện nay. Tôi đề nghị phải sửa là cấm lợi dụng chức vụ quyền hạn, đánh giá sai lệch kết quả học tập, rèn luyện của người học,ꩲ như vậy mới triệt tiêu được tình trạng học giả bằng thật", ông Vẻ nói🏅.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Viết Chức, nguཧyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng nhấn mạnh, chỉ khi luật hóa thì việc xử lý sai phạm mới nhanh chóng. Vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 vừa qua, quá trình xử lý các cá nhân liên quan diễn ra chậm.
TS Chức đề xuất, trong luật phải ghi rõ quyền hạn, trách nhiệm của người làm quản lý giáo dục. "Luật nêu người là🍰m quản lý giáo dục không được nâng điểm cho bất cứ thi sinh nào thì rõ ràng là vụ vừa qua xử lý được ngay, rất đơn giản. Nhưng cái khó của ta là luật không quy định cụ thể", ông phân tích và đề nghị, những phụ huynh đã dính vào vụ bê bối nói trên thì nên tự rút lui khỏi vị trí công tác, xin làm việc khác để giữ được danh dự cho mình và cho ngành.
Ông Vũ Hào Quang, Ủy viên Hội đồng Tꦐư vấn Khoa học Giáo dục và Môi trường của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, Luật Giáo dục sửa đổi lần này phải tạo được chuyển biến tích cực cho nền giá🌊o dục. "Luật chưa đề cập được gì đến việc ngăn chặn gian lận thi cử trong thời đại 4.0, mà gian lận thi cử trong năm 2018 là một thực tế nhức nhối", ông Quang nói.
Các nhà phản biện giáo dục cũng góp ý, Luật Giáo dục sửa đổi không nên viết như nghị quyết những điều chung chung về tiêu chuẩn đạo đức mà cần ghi rõ quyền, trách nhiệm, tiêu chuẩn, tiêu chí của cán bộ quản lý giáo🙈 dục. "Điều này để tránh hiện tượng con ông cháu cha vào hệ thống quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục là việc khó nhất vì họ quản lý những cái máy🐟 đào tạo ra con người", ông Chức nói.
Ông Nguyễn Hào Quang thì đề nghị luật l🐻àm rõ mối quan hệ gia đình - nhà trường, vì đây là mối quan hệ cần được đề cao. Bên cạnh đó, Luật cũng cần đề cập sâu sắc đến vấn đề chống bạo lực học đường, bảo vệ được thân thể, danh dự, nhân phẩm của thầy cô, học sinh.
Cùng quan điểm, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu, thời gian qua có nhiều vấn đề nổi cộm trong ngành giáo dục, trong đó có bạo lực học đường, thầy cô giáo đánh đập, bạo hành học sinh... song phần "hơi thở" cuộc sống này chưa thấy phản ánh trong luật, nhất là những hành😼 vi cấm.
"Các hành vi cấm cần nêu rõ giáo viên, học sinh được làm gì, không được làm gì chứ không thể ghi chung chung", ông Đường nói và cho rằng không thể ỷ lại vào các quy chế, quy tắc tro🎉n൲g nhà trường vì quy tắc không thể bằng luật.
Phó ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Văn Vẻ đề nghị bổ sung quy định xử lý cán bộ quản lý đe dọa tinh thần giáo viên, hoặc để thực phẩm bẩn vào trường học. "Vừa qua thực phẩm bẩn được đưa vào trường học nhưng mới xử l꧒ý đơn vị cung cấp thực phẩm chứ chưa có trách nhiệm giáo viên. Đây là tội ác và trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về nhà trường", ông nhấn mạnh.