🧔Sáng 30/11, trong phòng khách 10 m2 tại một chung cư ở quận Phú Nhuận được trang trí bằng hoa tươi và nến, chú rể Trần Thư Hoàng, 31 tuổi, đứng đợi sẵn. Cách đó vài bước chân, cô dâu Tú Anh, 29 tuổi trong tà áo dài trắng, được dì ruột dẫn ra từ phòng ngủ. Hôm nay, nơi đây là lễ đường của đôi trẻ.
🐷10h30, chiếc máy tính ở lễ đường được kết nối với ba điểm cầu, nhà bố mẹ chú rể ở quận 10, TP HCM; nhà bố mẹ cô dâu ở TP Quy Nhơn (Bình Định); nhà ông bà nội và họ hàng của cô dâu ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Tại chung cư có dâu rể, vợ chồng cô và dì ruột của Tú Anh cùng ekip tổ chức hôn lễ, tổng cộng chín người. Khi hình ảnh của các đầu cầu hiện lên màn hình, không khí trong lễ đường trở nên rôm rả với tiếng cười nói, lời chúc tụng từ các nơi đổ về.
🐓Lễ cưới được thực hiện đầy đủ thủ tục, với MC là người chú từ điểm cầu Bình Định và kết thúc sau gần một tiếng đồng hồ với màn trao nhẫn.
🎉"Không quá hoàn hảo như kỳ vọng, nhưng tôi hạnh phúc khi nhận được tình cảm của mọi người", cô dâu mới chia sẻ.
🌟Cô dâu Tú Anh là giảng viên một trường đại học tại TP HCM, Thư Hoàng làm việc trong ngành công nghệ thông tin của một công ty có trụ sở tại Hong Kong. Họ yêu nhau hai năm, dự định giữa năm nay cưới thì bùng dịch, phải lùi đến hai lần.
ꦗSau giãn cách, hai gia đình chốt cuối tháng 11 vừa ăn hỏi và đón dâu. Càng gần ngày đã định, Tú Anh và Thư Hoàng cùng gia đình hai bên càng sốt ruột bởi Bình Định lại ghi nhận các ca nhiễm mới, trong khi một số họ hàng ở quê chưa tiêm đủ vaccine. "Lỡ khách đến tham dự lại test ra dương tính sẽ ảnh hưởng vô cùng", Hoàng nói.
ไKhông thể lùi thêm, Tú Anh và Hoàng đề xuất làm đám cưới online và được hai bên gia đình nhất trí. "Lúc gọi về cho bố mẹ để trình bày ý tưởng tôi rất hồi hộp, sợ bị phản đối", cô dâu kể.
꧃Nhưng điều này không nằm ngoài dự đoán của ông Lê Văn Hào, 57 tuổi, bố Tú Anh. "Giờ phải lựa tình hình thực tế để làm. Quan trọng là hai con sống hạnh phúc với nhau", ông nói.
💜Hai người định tổ chức đám cưới đơn giản, nhỏ gọn để lấy ngày và báo cáo với họ hàng hai bên. Nhưng được gia đình động viên, hai vợ chồng vẫn giữ nguyên các khâu tổ chức, chỉ hạn chế số khách mời và không được trực tiếp nhận lời chúc phúc từ người thân.
🍎Vài ngày trước lễ cưới, nhà trai đặt dịch vụ làm năm mâm sính lễ ở Bình Định và thuê người đúng ngày giờ mang sang nhà gái. "Tôi muốn mọi nghi lễ được diễn ra theo đúng thủ tục, từ ăn hỏi đến xin dâu, để vợ không thấy thiệt thòi", Hoàng nói. Dù tổ chức online nhưng trong một tháng chuẩn bị, kế hoạch cưới của vợ chồng liên tục phải thay đổi để phù hợp với tình hình.
🐲Sát ngày cưới, ông Hào nhiều đêm không thể ngủ. Sợ con gái tủi thân khi ngày trọng đại không có bố mẹ ở cạnh, ông liên tục gọi điện dặn dò và động viên con.
꧟Khoảnh khắc nhìn hai con lễ gia tiên từ xa, sau trao nhẫn cưới và cùng họ hàng hai bên cùng nâng ly chúc phúc, ông lén gạt những giọt nước mắt hạnh phúc. Còn bà ngoại của Tú Anh lại liên tục đứng sát màn hình nhắc cháu gái đứng sát vào camera để được ngắm cháu rõ hơn trong ngày trọng đại.
ಞ"Đám cưới online, nhưng niềm hạnh phúc và sự xúc động chẳng khác các đám cưới thông thường", anh Phạm Hà Phú, người sáng lập một công ty tổ chức đám cưới ở TP HCM, đồng thời tổ chức hôn lễ cho cặp đôi, nói. Theo anh, đám cưới trực tuyến là xu hướng tích cực được nhiều người trẻ lựa chọn như một giải pháp an toàn để thích ứng với tình hình mới. Chẳng riêng anh Phú, ngay cả người lớn tuổi trong nhà cô dâu, chú rể cũng thừa nhận: "Cả đời người nay mới được chứng kiến hôn lễ qua màn ảnh nhỏ".
꧋Sau đám cưới nhỏ gọn, ấm cúng, Thư Hoàng và Tú Anh cùng ekip dựng một phim trường để chụp bộ ảnh cưới từ chính ban công và từng góc nhỏ trong căn phòng. "Ban công căn hộ của vợ chồng tôi hướng nhìn ra tòa nhà Landmark 81. Toàn bộ không gian được trang trí ngập tràn hoa tươi. Bộ ảnh chụp tại nhà không chỉ đẹp mà còn tràn đầy cảm xúc", Tú Anh nói.
ꦿVào một ngày không xa, Thư Hoàng mong được tổ chức một bữa tiệc báo hỷ có đầy đủ người thân, bạn bè như lời đã hứa với vợ.
Quỳnh Nguyễn