Trong thời đại kỹ thuật số phát triển rầm rộ như hiện nay, đa số người trẻ phóng chiếu cái tôi cá nhân của mình lên các trang mạng xã hội. Khi cuộc sống thực tế quá thiếu thốn, không được như mong đợi, nhiều người trẻ khỏa lấp kỳ vọng của bản thân bằng cách xây dựng mình trên mạng thành một con người khác thực tế - điều mà chúng ta vẫn hay gọi là "sống ảo".
Nói về thực trạng "sống ảo" của nhiều người Việt hiện nay, độc giả Bimcon chia sẻ: "Tôi sống ở Quận 12, TP HCM. Hàng xóm của tôi năm nay 60 tuổi nhưng tối ngày đăng hình lên mạng về đủ thứ trên đời:🦩 đi du lịch cũng đăng ảnh, cắt tỉa cây cũng đăng ảnh, nhà dột cũng đ🎃ăng ảnh, cơm cháy cũng đăng ảnh...
Nhìn người người cắm đầu vào điện thoại ở công viên mà tôi thấy n൲gán ngẩm cho người Việt. Trong khi cũng khung cảnh y như vậy ở New York, tôi chẳng thấy mấy người cầm điện thoại. Đây chính là điều khác biệt cực lớn giữa người phương Tây và các nước Á Đông. Sống ảo là 'đặc sản' ở nước ta khi mà người ta không còn thấy thế giới thực tế có gì hay ho. Họ đâm đầu vào 'thế giới ảo' và không dứt ra được.
Tôi không ngạc nhiên khi một ngày thấy hai chị em kia ở cách nhau có vài mét (phòng khách và bếp) mà nhắn tin cho nhau thay vì nói chuyện trực tiếp. Họ coi như vậy là bình thường. Còn tôi thì n😼gán ngẩm lắc đầu".
Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyentienbd kể về câu chuyện của bản thân: "Trong buổi họp lớp của tôi, sau khi gọi món xong, ai cũng lấy điện thoại ra chụp hình, rồi 'thả trôi' trên mạng để khoe mẽ, câu like. Đi chơi với gia đình nhưng nhiều người đi tới đâu là chụp hình tới đó. Họ thay đồ nhiều như đi chụp hình đám cưới vậy, đến nỗi không còn thời gian dành cho người thân. Trên mạng, họ đăng hình đẹp lung linh như tiểu thư, đại gia, t🥀rong khi thực tế còn thiếu nợ, ngoại tình...".
>> Định kiến với người sống ảo
Độc giả Hien Bui đặt dấu hỏi về giá trị của thói quen "sống ảo": "Tuần trước, tôi mới đi Phan Thiết có việc, vô tình thấy mấy bạn trẻ (do ở chung resort). Vô 🍬tình gặp c🧜ác bạn trẻ trong các không gian chung của resort, nhưng lúc nào tôi cũng thấy họ sử dụng điện thoại:
1. Họ chụp hình liên tụꦡc ở bãi⛦ biển, hồ bơi, khu vui chơi.
2. Họ sử dụng điện thoại liên tục tại sảnh khách sạn, trong cầu thang má♑y.
3. Trong bữa sáng và bữa tố꧋i, sau khi mang đồ ăn về bàn, họ vừa ăn vừa sử dụng đi🐟ện thoại.
Nhiều lúc, tôi tự hỏi họ trả tiền cho một 🐻ngày thư giãn ở resort chỉ để sử dụng điện thoại sao?".
"Cách đây vài tuần, tại công ty mới, tôi thấy có một bạn trẻ vừa vào làm đã check-in bằng cách nhờ bạn chụp vài tấm ảnh với các kiểu tạo dáng khác nhau để đăng Facebook. Tôi tự hỏi, thế hệ trẻ có nghiêm túc không nhỉ? Đã ở cái tuổi đi làm mà nhiều người suy nghĩ và hành động như một đứa trẻ con vô ưu. Việt Nam sẽ đi về đâu nếu thế hệ trẻ lúc nào cũng mơ màng, trà sữa trân châu và check-in sống ảo?", bạn đọc Demynguyen lo ngại.
Nhấn mạnh tác động tiêu cực của thói quen sống ảo, độc giả Annie Trat bày tỏ: "Phong trào khoe đồ xịn, hàng hiệu lan tràn trên mạng xã hội của người Việt như trở thành 'mốt', không chỉ ở giới trẻ mà ngay cả trong giới showbiz. Người ta cứ tỏ ra mình giàu, đi xe xịn, ở nhà to, dùng hàng hiệu là sẽ có người follow, và sẽ có người ngưỡng mộ và sẽ chứng tỏ ta đây giỏi. Nên hầu hết giới trẻ ngày nay xem đó như là trào lưu để cố làm mọi cách để chứng tỏ và khoe khoang".
"Theo tôi, thông thường, nếu năng lực bản thân một con người đủ để họ tự tin vào giá trị của chính họ, thì họ sẽ không những không khoác lên người nhữn💯g giá trị ảo mà còn nhận thức đúng giá trị thực của vật chất. Ngược lại, người thiếu năng lực và thiếu tự tin sẽ có xu hướng tìm kiếm những thứ khác đắp vào để có cái gì đó bằng chị, bằng em và họ hoàn toàn đánh mất giá trị bản thân, trong khi cái đó mới chính là cái đáng giá nhất.
Suy nghĩ sai lầm, nhận thức sai lầm về giá trị dẫn tới thay vì trau dồi năng lực để nắm bắt cơ hội kiếm tiền để phục vụ bản thân, nhiều người lại đánh đổi giá trị bản thân - đánh mất bản thân để có tiền, hình thành lên triết lý sống 'tiền là tất cả'. Đó là biểu hiện của con người trở thành nô lệ của đồng tiền. Lúc đó bản thân họ sẽ không còn gì để khoe ngoài tiền nữa, vì những giá trị khác đã được đánh đổi hết rồi", bạn đọc Lại Quốc Đoàn kết lại.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.