Nhân đọc bài "4 lý do khꩵiến tôi du học loại giỏi nhưng ngại về nước". Tôi xin được kể trải nghiệm꧂ của mình, khi mới về Việt Nam làm việc:
Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo tౠhuộc Bắc Trung Bộ. Năm lớp 6, tôi bắt đầu theo bố xuống thành phố để học. Những năm sống trong khu tập thể cơ quan của bố, một cơ quan quản lý của tỉnh, mỗi ngày tôi chứng kiến rất nhiều sự việc xảy ra ở đây, từ chạy chọᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚt, biếu xén đến đấu đá nội bộ. Ngay từ đó, tôi đã thấy rất sợ khi nghĩ đến việc sau này phải làm việc trong môi trường như thế.
Sau khi tốt nghiệp lớp 12, tôi nhận được học bổng du học. Rồi tôi chọn ở lại nước sở tại làm việc vài năm.🌞 Khi tin rằng Việt Nam đã bắt đầu phát triển hơn, cộng thêm việc muốn được ở bên gia đình, người thân, nên tôi quyết định quay về. Thực ra, ngành học của tôi khi đó rất khó để xin được việc làm trong nước. Muốn xin được việc, tôi cũng phải mất rất nhiều tiền của, mà thu nhập lại rất thấp. Và có thể, tôi lại phải sống cảnh luồn cúi, nịnh bợ như những gì mình từng thấy trước đây.
Những ngày đầu khi mới quay về, với tôi đúng là thảm họa: gia đình tôi vẫn nghèo. Cả gia đình ba bốn thế hệ vẫn sống trong căn nhà cấp bốn xây từ mấy trục ꦡnăm trước. Tôi không xin được việc, cứ ăn rồi quanh quẩn trong nhà. Những chỉ trích và sự coi thường trong mắt người thân và bạn bè cứ ngày một nhiều lên. Sự chán nản và thất vọng đã có lúc đẩy tôi đến những suy nghĩ tiêu cực.
>> Tôi ở lại châu Âu⛦ sau du học vì không cạnh tranh nổ❀i trong nước
Rồi tôi quyết định làm lại từ đầu. Tôi ôn thi cấp tốc để kịp kỳ thi đại học năm đó. Sau gần tám tháng ôn thi, cuối cùng tôi cũng đủ điểm để đỗ vào một trường đại học có ngành học mình ❀mong muốn. Bốn năm học đại học là những ngày vội vã mà tôi chỉ muốn trôi qua thật mau. Tôi lớn hơn các bạn sinh viê🔯n cùng khóa rất nhiều, thậm chí lớn hơn cả nhiều giáo viên trong khoa, nên cũng có chút mặc cảm. Học đại học ở Việt Nam lại toàn là kiến thức chay, chủ yếu là học thuộc lòng.
Bốn năm học đại học, tôi tập trung học thêm một ngoại ngữ khác và học thêm các kiến thức liên quan đến ngành học của mình. Ngày ra trường, tôi khăn gói ♉vào miền Nam tìm việc. Những năm đầu,ꦍ tôi có gặp đôi chút khó khăn. Nhưng với sự cố gắng và bằng những kinh nghiệm học hỏi được khi còn ở nước ngoài, tôi đã kiếm được công việc phù hợp ở các công ty và tập đoàn nước ngoài.
Tới thời điểm hiện tại, tôi đang làm quản lý cho một công nước ngoài. Lương của tôi có thể đủ để nuôi sống cả gia đình. Cùng với số tiền tiết kiệm từ việc đầu tư những năm vừa qua, tôi đã cho đứa con đầu của mình đi du học nước ngoài ngay từ bậc phổ thông. Tôi khôngᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ biết sau này con có muốn về nước làm việc như bố của nó hay không? Nhưng điều tôi hướng tới khi cho con du học là để học hỏi cách tư duy, cách làm việc của các nước phát triển.
Mỗi người có một quan điểm sống riêng. Nhưng nếu chúng ta cứ đi bằng đầu gối và cúi mặt xuống khi bước đi thì người Việt chắc chắn vẫn sẽ không được đánh giá cao trong mắt người nước ngoài. Chúng ta rất thông minh, nên nếu được đào tạo tốt về mặt kỹ năng, tôi tin sẽ có nhiều lĩnh vực Việt Nam hơn hẳn nước ngoài. Hy vọng một ngày nào đó, nhiều người sẽ không còn phải đau đầu và tính toán thiệ🌠t hơn khi quay về quê hương làm việc.
- Tôi chấp nhận thua lỗ khi cho con đi du học
- Du học bạc tỷ vẫn về làm nhân viên quèn
- Chi bạc tỷ du học, về nhận lương ba cọc
- Những du học sinh đầu tư tiền mua trải nghiệm
- Tôi nhận ra giá trị bằng đại học tại Việt Nam sau khi đi du học
- Lãng phí 800 triệu đồng du học Anh