Chiến lược cải cách thuế đến 2030 vừa được phê duyệt "theo hướng tăng mức điều tiết𝄹 với đất và bổ sung thu thuế với nhà" nhằm khuyến khích sử dụng hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà, đất. Đánh thuế lên nhà và bất động sản là vấn đề đã được giới chính sách và chuyên gia nhiều lần đề cập. Theo các chuyên gia, nếu áp thuế với nhà sẽ là công cụ hữu hiệu để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản,👍 nhưng đòi hỏi dữ liệu thị trường phải thật chuẩn xác.
Cá nhân tôi cũng rất ủng hộ chiến lược bổ sung thu thuế với nhà ở. Thu thuế bất động sản chính là hành động có lợi nhất cho nền kinh tế. Ai học kinh tế chuyên ngành đều hiểu rõ điều này. Áp lực thuế sẽ khiến giá bất động sản "hạ nhiệt" do cung nhiều hơn cầu. Hiện tại, có rất nhiều căn nhà cho thuê để không cả năm nhưng chủ đầu tư vẫn quyết không hạ giá bán vì chẳng phải chịu khoản thuế nào đáng kể. Vô tình dòng tiền trong xã hội cứ được đổ hết vào bất động sản.
Tình trạng quá nhiều người ôm đất nhưng không bán, để không, để hoang, khiến sản xuất, kinh doanh kém phát triển. Lâu dần, nó còn dẫn đến lạm phát, và người nghèo vẫn luôn là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tôi biết có những người sở hữu tới hàng chục, hàng trăm cái sổ đỏ trong tay. Đó là một điều hết sức phi lý. Nếu thuế bất động sản vẫn không đánh thì chỉ có người nghèo mới chịu thiệt vì không đua được với giá nhà.
Bản thân tôi có tới năm căn nhà ở Hà Nội, gồm ba căn ở phố cổ, một căn ở hồ Tây, một căn gần lăng Chủ tịch. Trong đó, tôi cho thuê ba nhà, một cửa hàng, và một căn để ở. Rõ ràng, nếu nhà nước áp thuế bất động sản, tôi sẽ là người chịu thiệt nhất vì tiền thuế phải đóng rất cao. Tuy nhiên, với những kiến thức học được ở Mỹ, chuyên ngành kinh tế, tôi hiểu đây là điều cần làm để💟 phát triển đấ💟t nước, tốt cho toàn dân. Nên tôi vẫn ủng hộ chính sách thuế với bất động sản.
>> 'Tăng thuế chuyển nhượng bất động sản để ngăn găm đất đầu cơ🍷'
Đây không phải là lý thuyết suông mà là thực tế đã được áp dụng tại nhiều nước trên toàn thế giới. Thuế thu được sẽ được dùng phátꦍ triển hạ tầng, giao thông công cộng, tạo thuận lợi, thuận tiện cho người dân. Nhiều nhà nhỏ sẽ gộp lại làm một tạo cảnh quan cân đối, hài hòa, thu hút du lịch, phát triển an sinh... Lúc ấy, nhiều người có nhꦗu cầu ở những bất động sản tiện ích. Từ đó, sẽ mọc lên rất nhiều chủ đầu tư và sản phẩm nhà ở sẽ tốt hơn rất nhiều. Đây là lợi ích chung cho toàn xã hội chứ không phải cá nhân nào.
Tôi cho rằng, áp thuế bất động sản lũy tiến theo bậc thang là mô hình chuẩn nhất ở các nước tiên tiến. Cứ càng sở hữu nhiều bất động sản thì càng bị cộng dồn thuế, thuế đất càng nhiều. Nếu ai không trả đủ, để nợ thuế nhiều t♓hì người♐ đó sẽ bị thu hồi đất. Điều đó sẽ giúp bảo đảm kinh tế phát triển, khoảng cách giàu nghèo được rút ngắn, giảm bớt lạm phát, người lao động sẽ tích góp được tiền để mua nhà.
Có người lo ngại việc áp thuế bất động sản sẽ đẩy giá nhà lên cao hơn và người mua nhà ở sẽ thêm khó khăn. Tuy nhiên, tôi nghĩ như vậy. Khi nhiều người bán nhà vì áp lực thuế thì chắc ওchắn giá sẽ giảm. Hiện tại, nhiều nhà để không, cũng không cho thuê vì không chịu áp lực thuế. Nếu có áp lực thuế thì dù có giảm một nửa họ cũng phải cho thuê ngay thôi. Đó là quan hệ cung - cầu theo đúng kinh tế thị trường.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.