Câu chuyện buôn đất làm giàu thời gian qua đã 🌠gây nhiều tranh cãi trái chiều. Thật ra, làm giàu cơ bản vẫn là tạo ra tiền, thế nên, nếu để lựa giữa cái dễ và nhanh chóng với cái lâu dài, rủi ro thì tôi tin ai cũng chọn bất động sản, chứng khoán, tiền ❀số... thay vì đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ vốn vất vả hơn nhiều.
Dạo quanh một vòng, tôi thấy ở nước ta, nhiều tỷ phú đều có dính đến đất cát, bất động sản. Thật ra, hạ tầng cơ sở nước ta còn yếu và thiếu. Đầu tư vào hạ tầng vẫn là tốt nhưng phải đúng trọng tâm. Chứ cứ phân lô bán nền lung tung thì cuối cùng vẫn chẳng vào đâu cả, chỉ là làm lợi cho cá nhân mà thôi.
Bây giờ, người ta cứ xây nhà vô tội vạ, bất chấp nhu cầu thực tế, đua nhau bán đất kiếm lời. Như ở quê tôi, giờ mấy bác nông dân cũng đâu có lo làm nông nghiệp nữa, mà chỉ chăm chăm canh được giá là cắt đất bán dần tiêu xài. Cũng chẳng trách họ được vì làm nông vừa cực, có khi đủ ăn đã là may, lâu lâu trúng mùa mới dư được chút ít, còn xui thì lỗ vốn. Thế nên, đất bỏ không đó để chờ bán, chờ đầu cơ, họ không muốn làm việc nữa vì sợ lỗ tiếp.
Có nhiều khu như ở Lâm Đồng, Đà Lạꦅt, người ta phân lô bán nền, phá nát cả cảnh quan, rồi cuối cùng cũng bỏ không đó chờ được giá mới bán. Báo chí cũng nói nhiều rồi nhưng rất khó để thay đổi.
>> Có nhà Sài Gòn sau ba năm đầu tư đất
Mọi thứ đều cần sự hài hòa, giữa hạ tầng, sản xuất công nông nghiệp và dịch vụ cũng vậy, đó là điểm tựa để phát triển bền vững. Nhưng hiện nay, người ta chỉ chăm chăm vào bất động sản, đua nhau đi buôn đất và dòng tiền chỉ chuyển dịch từ túi người này qua túi người kia, không tạo thêm được giá trị mới. Nhất là ở mảng thị trường lao động, công ăn việc làm. Điều đó một mặt còn tạo thêm gánh nặng về chi phí mặt bằng cho một số loại hình kinh doanh. Đó chính là tác động tiêu cực ꦡcủa việc đổ xô đầu cơ nhà đất.
Cơ sở hạ tầng tôi nói ở đây chủ yếu là đường sá, hệ thống giao thông, các công trình công cộng: bệnh viện, trường học... Cơ sở hạ tầng mà tốt thì giá đất tăng rất nhiều là điều đương nhiên. Nhưng nếu bạn ở một khu mà nhiều năm chẳng có thêm cơ sở vật chất hạ tầng nào mới, mà giá bất động sản vẫn cứ tăng đều, thì đó đúng là vấn nạn "thổi giá" đ๊ang gây nhức nhối dư luận. Thực tế, nhiều nơi giá đất tăng theo năm dù chẳng có lý do gì thuyết phục.
Đúng là bất động sản, cơ sở hạ tầng vẫn rất cần cho một xã hội phát triển, nhưng nó chỉ bền vững khi cân bằng với sản xuất kinh doanh. Giờ nếu sản xuất đầu ra điêu đứng mà chỉ còn "cạp đất để ăn", "tỷ phú không xu dính túi"... rồi xã hội sẽ thế nào? Khi người ta phải bỏ quá nhiều tiền để an cư, chi phí mặt bằng mà nền sản xuất còn yếu thì đó thật sự là nhìn đất mà sống.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.