Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy, Bệnh viện Đa kho𒊎a Tâm Anh, cho biết đau bụng cũng có thể do nguyên nhân không nguy hiểm như chứng khó tiêu chức năng hoặc hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên đau bụng dai dẳng có thể là dấu hiệu của các bệnh tiêu hóa nguy hiểm. Nếu không được khám bệnh và phát hiện, người bệnh sẽ bỏ lỡ điều trị.
Hội chứng ruột kích thích
Vì nhiều lý do như căng thẳng, thức ăn... khả năng tiêu hóa một số loại thực phẩm của những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) thường kém hơn. Đau bụng là triệu chứng chính của ngư🍸ời bệnh hội chứng ruột kích thích và thuyên giảm sau khi đi tiêu. Bệnh nhân đại tiện phân lỏng hoặc táo bón hoặc phân lỏng táo bón xen kẽ. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút. Bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống nếu không 🐬điều trị.
Tắc ruột
Khi tắc ruột một phần hoặc toàn bộ, cơn đau có thể quặn thắt hoặc đau quặn từng cơn, bắt đầu đột ngột, đến và đi theo đợt. Nếu bán tắc ruột thì bệnh nhân đỡ đau sau xì hơi hoặc đại tiện. Nếu tắc ruột hoàn toàn, bệnh nhân đau bụng nhiều, buồn nôn và n♏ôn, có thể khiến người bệnh không xì hơi, không đại tiện được. Bệnh cần được phát hiện sớm và can thiệp đúng lúc để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm đường ruột, tắc ruột do bã thức ăn, xoắn ruột gây hoại tử, u đường tiêu hóa.
Viêm loét dạ dày tá tràng
Khi niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc sưng, cơn đau có thể xảy ra. Buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi🔯, chướng bụng... là 🦋những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm dạ dày.
Tiến sĩ Khanh chia sẻ thêm, các vết loét hoặc vết thương không lành có xu hướng gây đau bụng dữ dội và dai dẳng. Tình trạng này có thể tiến triển vài giờ sau ăn hoặc trong đêm. Viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến đầy hơi, khó tiêu và giảm cân. Nguyên nhân phổ biến nhất của loét dạ dày💛 tá tràng là do vi khuẩn H.P và lạm dụng thuốc chống viêm không steroid.
Tình trạng đau bụng dai dẳng nếu không được điều trị cải thiện có thể dẫn đến các biến chứng nguy h𒉰iểm như hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa. Nhiều trường hợp biến chứng nặng gây thủng dạ dày tá tràng.
Chứng khó tiêu chức năng
Chứng khó tiêu chức năng rất thường gặp có thể có các biểu hiện như đầy bụng sau ăn, nóng rát thượng vị sau ăn, đau vùng thượng vị, ăn nhanh no. Bệ🐓nh có nhiều nguyên nhân nhưng có thể liên quan nhiều tới căng thẳng và stress, khi nội soi dạ dày thường không có tổn thương hoặc chỉ có viêm niêm mạc nhẹ. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Cân bằng lại cuộc sống và sinh hoạt điều độ là biện pháp cải thiện chính.
Viêm túi thừa đại tràng
Túi thừa đại tràng (ruột già) là hiện tượng phình ra của 🍷thành đại tràng, thường gặp ở người trên 50 tuổi và người lớn tuổi. Viêm túi thừa xảy ra khi các túi thừa tại thành đại tràng bị viêm hoặc nhiễm trùng, có thể gây đau bụng bên trái và đầy hơi. Ăn đầy đủ chất xơ góp phần ngăn ngừa và giảm triệu chứng của bệnh. Tình trạng bệnh phổ biến hơn khi tuổi tác ngày càng cao. Đau bụng dai dẳng do viêm túi thừa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do viêm phúc mạc, chảy máu, áp xe, chảy máu đại tràng...
Bệnh Crohn
Bệnh Crohn gây viêm niêm mạc đường tiêu hóa bất cứ vị trí nào, hay gặp là tổn thương ở đại tràng và ruột non dẫn đến đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, có thể buồn nôn và nôn. Bệnh có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, sụt cân, kiệt sức, tắc ruột, viêm loét mạn tính, nứt rò hậu môn... Theo Tiến sĩ Khanh, đây có thể là tình trạng nghiêmꦐ trọng nhưng các triệu chứng thường không xuất hiện cùng lúc. Phát hiện đúng lúc và điều trị kịp thời giúp người bệnh c♓ó thể kiểm soát được triệu chứng.
Viêm loét đại tràng chảy máu
Bệnh viêm loét đại tràng thường gây đại tiện nhầy máu và có thể đau bụng theo khung đại tràng. Bệnh khi mới bị dễ nhầm ꦑvới lỵ trực khuẩn (bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa) và viêm do ký sinh trùng. Tiến sĩ Khanh cho✅ biết, nội soi là phương pháp tốt nhất phát hiện bệnh.
Ung thư đường tiêu hóa
Ung thư ruột, ung thư dạ dày hoặc ung thư gan đều có thể gây 🧸đau bụng và trầm trọng hơn theo thời gian. Trong giai đoạn đầu, những bệnh này thường không có triệu chứng. Nếu có những cơn đau bụng dai dẳng, bạn cần thăm khám, tầm soát định kỳ để loại bỏ nguyên nhân.
Người bị đau bụng n💙hẹ có thể chăm sóc tại nhà như ăn lượng thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, tránh thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chiên hoặc nhiều dầu mỡ, tránh ăn cà chua, caffein, rượu, đồ uống có gas. Để ngăn ngừa một số tình trạng đau bụng, người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều bữa nhỏ, tập thể dục thường xuyên, hạn chế thức ăn sinh ra gas, đảm bảo bữa ăn cân bằng và giàu chất xơ, ăn nhiều trái cây và rau quả.
Tiến sĩ Khanh nhấn mạnh, đau bụng dai dẳng cần được can thiệp y tế khẩn cấp nếu tiến triển triệu chứng như đau đột ngột dữ dội kèm sốt, đau tập trung, phân có máu hoặc đen, nôn kèm theo máu, không thể đi tiểu, đau dữ dội cải thiện khi nằm yên một chỗ... Người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân đau bụng tránh tình trạng tự dùng thuốc khiến bệnh ngày càng nặng hơn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị 🍌khi phát hiện muộn.
Lục Bảo