"Cứ mỗi năm, đến dịp này là tôi lại đau đầu với hàng tá tấm thiệp mời cưới được gửi đến. Nếu là những mối quan hệ không mấy thân thiết thì còn đỡ vì tôi có t꧙hể gửi phong bì trước và không đến dự. Tuy nhiên, nhiều mối hệ ở mức không quá thân thiết nhưng tôi không đi cũng không được. Nhất là nhiều nhà tổ chức tiệc cưới ở những nhà hàng, khách sạn tương đối sang trọng, đắt đỏ ở các vị trí trung tâm lại càng khiến tôi khó xử.
Vì nếu đi ăn cưới chỉ bỏ phong bì 500.000 đồng như mặt bằng chung thì 🍷tôi sợ không tương xứng với giá trị bàn tiệc. Còn nếu đi cưới một triệu đồng thì lại quá nhiều so với khả năng của tô♊i. Tất nhiên chẳng ai mừng cưới lẻ 700.000, 800.000 đồng cả. Thế nên nói thật cứ mỗi khi nhận thiệp mời cưới là tôi lại trong tâm trạng hồi hộp, lo lắng, không biết họ đãi tiệc thế nào để mà cân đối tiền mừng".
Đó là trăn trở của độc giả TuongVi xung quanh câu chuyện áp lực tiền mừng cưới. Vào mùa cưới, chủ đề "mừng cưới theo giá thị trường" lại trở nên ngày một "nóng". Nhiều người cho rằng "mức tăng tiền mừng quá nhanh, vượt xa tốc độ lạm phát và trở nên bất bình thường với thu nhập của hầu hết mọi người". Khảo sát của VnExpress với 4.000 độc giả cùng câu hỏi "Bạn thường mừng đám cưới theo cách nào?", 49% nói nên theo "mặt bằng chung" mọi người mừngꦇ bao nhiêu thì bản thân mừng bấy nhiêu; 41% nói tùy điều kiện kinh tế của bản thân lúc dự ti𝓡ệc.
Trả lời cho câu hỏi "mừng cưới bao nhiêu là đủ?", bạn đọc Mlinh cho rằng:"Quan niệm của tôi là nếu quan hệ xã giao, đồng n🐻ghiệp bình thường thì mừng tiền theo kinh tế của bản thân, cố gắng theo mặt bằng chung nhưng ꦫtối đa không quá 500.000 đồng (trừ người cực kỳ thân). Vì đây là đi chúc mừng cho cô dâu, chú rể chứ tôi không có nghĩa vụ chạy theo gia chủ để đóng góp, chia sẻ chi phí bữa tiệc. Tôi không thể vung tay quá trán đi mấy đám cưới sang chảnh rồi sau đó ăn mì tôm, không có tiền lo gia đình được".
>> 'Nhắm mắt đi ăn cưới với phong bì 100.000 đồng'
Ủng hộ quan điểm mừng cưới theo khả năng của bản thân, độc giả Luc Binh Trang bình luận: "Nếu thu nhập 10-30 triệu đồng một tháng thì tôi chỉ mừng cưới 500.000 đồng. Nếu thu nhập 100 triệu đồng thì tôi mừng cưới một triệu đồng. Đó là giá mừng cưới ở các đô thị lớn, còn ở nông thôn thì thấp hơn. Bạn bè thân thiết thì tôi có thể đi gấp đôi, bà con thân thuộc thậm chí tôi mừng gấp ba, bốn lần cũng được. Chꦰứ nếu thu nhập 10-20 triệu đồng mà cố mừng cưới một tr𝓡iệu đồng thì quá khổ. Thực tế, với 500.000 đồng, hai người có thể ra quán ăn no say luôn".
Trong khi đó, chi mạnh tay hơn cho việc mừng cưới, bạn đọc Thanh Trúc chia sẻ: "Tôi không giàu có nhưng đi đám cưới con bạn thân, dù là đãi ở nhà hay nhà hàng, thì tôi lúc nào cũng mừng hai triệu đồng. Vì đã thân rồi mà đi một triệu thấy cũng kỳ. Ngay cả sinh nhật con của bạn thân tổ chức ở nhà,ꦯ tôi cũng mừng một triệu đồng, đi thôi nôi con của bạn đãi ở nhà tôi cũng mừng hai triệu đồng dù chỉ đi một mình. Nhiều khi tôi cũng thấy tiếc tiền nhưng mà trong tâm không bao giờ nghĩ mình mừng họ nhiều để sau này họ cũng phải đi lại mình như vậy. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình đi ăn cỗ thì phải trả tiền suất ăn cho bản thân mà thôi".
Nhấn mạnh ý nghĩa của việc mừng cưới không nằm ở giá trị số tiền, độc giả Trungtuyen kết lại: "Tổ chức sang trọng hay đơn giản là tùy theo tính toán khách mời của gia chủ. Ví d💎ụ, gia chủ là người làm ăn kinh doanh, khách mời toàn là người có điều kiện, thì đương nhiên tiệc cũng phải sang trọng vì khách sẽ đi phong bì dày. Còn những khách bạn bè làm công ăn lương thì cứ đi theo khả năng của mình vì gia chủ đương nhiên phải biết được lỗ lãi ở tệp khách 🦋mời nào.
Và ngược lại, gia đình mời đa số là bạn bè, họ hàng thân thiết, không phải người làm ăn giàu có, thì phải tổ chức tiệc đơn giản nhẹ nhàng thôi. Còn cố làm ởꦛ nơi sang trọng thì phải tự bù lỗ là đương nhiên. Theo tôi, khách mời cứ đi phong bì theo khả năng của mình với tâm lý chúc phúc, có mặt là niềm vui cho gia chủ. Không cần quá quan tâm quá nhiều đến🥀 việc phải mừng bao nhiêu cho đủ tiền cỗ bàn".
- Tôi không mừng cưới nhiều tiền dù tiệc đãi sang
- 'Tôi không đi đám cưới nếu tiền mừng quá một triệu đồng'
- Đám cưới 'thùng rỗng kêu to'
- Đám cưới 'đẹp mặt' làm khổ cả chủ nhà lẫn khách
- 'Tiền đi đám ma, đám cưới quá tiền ăn'
- Cô dâu, chú rể khó chịu khi tôi mừng cưới bằng hai chai champagne