Phiên đấu giá trực tuyến kéo dài từ trưa 6/5 đến 16h45 ngày 8/5, dịp 49 ngày mất của nhà văn, với giá khởi điểm ba triệu đồng. Tiền bán s🌳ách được dùﷺng để trồng một cánh rừng (khoảng 5.000 cây, tương đương 50 triệu đồng). Họa sĩ Lê Thiết Cương - người gửi sách đấu giá - nói có nhiều người tham gia qua điện thoại, Facebook, mức giá cao nhất đang là 30 triệu đồng.
Theo ban tổ ch💖ức, ý tưởng đấu giá xuất phát từ vợ chồng giáo sư Peter Zinoman - bạn của Nguyễn Huy Thiệp. Hôm 14/4, họ chuyển tiền tới một dự án trồng v꧙à phục hồi rừng trong nước với nội dung: "Giáo sư Peter Zinoman trồng cây tưởng niệm nhà văn Nguyễn Huy Thiệp". Cả hai muốn trồng 70 cây - bằng số tuổi thọ của nhà văn.
Lê Thiết Cương 🔥kể cách đây không lâu, anh gặp Nguyễn Duy Cường - nhà sưu tầm sách cũ, sở hữu cuốn sách. Ban đầu, Duy Cường từ chối vì chỉ có một cuốnꦗ, muốn giữ lại. Tuy nhiên, khi biết mục đích, anh đồng ý "bán" với giá 0 đồng.
Nguyễn Duy Cường mua tác phẩm năm 2005, trong một tiệm sách cũ ở đường Láng, Hà Nội. Anh bất ngờ khi thấy Tướng về hưu bảౠn in đầu tiên và có chữ ký của tác giả. Sách được anh bảo quản, trưng trên kệ nhiều năm qua. "Tôi đọc sách của Nguyễn Huy Thiệp từ nhỏ♒. Hiện trong nhà có một kệ sách dành riêng cho các tác phẩm của ông", anh nói.
Tướng về hưu ra mắt trên báo Văn nghệ năm 1987, gây chấn động văn đàn thời bấy giờ. Ban đầu, Nhà xuất bản Trẻ dự kiến in và phát hành nhưng phải hủy vì nhiều ý 🎶kiến phê phán Nguyễn Huy Thiệp viết về những vấn đề tiêu cự꧋c của xã hội. Cuối năm 1987, nhà thơ Nguyễn Duy - khi đó là Trưởng Văn phòng Thường trực các tỉnh phía Nam của báo, đề nghị Nhà xuất bản Trẻ phát hành sách. Báo Văn Nghệ chịu toàn bộ chi phí phát hành và trả nhuận bút cho tác giả. Bìa sách do họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi vẽ miễn phí qua lời miêu tả của Nguyễn Duy. Anh Nguyễn Đình Phương - chủ một cơ sở sản xuất giấy thủ công - hỗ trợ in ấn, phát hành phi lợi nhuận.
Cuối năm 1987, sách ra lò nhưng chất lượng in thấp với giấy thủ công đen🐎 xỉn, mặt láng, mặt sần. Thi thoảng, trang sách còn hằn lên cả dằm tre như mẩu tăm, đôi chỗ bị mất chữ. Năm 1988, khi 🔥Nguyễn Duy ra Hà Nội, Nguyễn Đình Phương gửi tặng nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chục tập sách kèm nhuận bút và lời chúc mừng tác giả.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời hôm 20/3 ở Hà Nội, sau thời gian mắc tai biến. Sinh thời, ông được xem là hiện tượng độc đáo của văn đàn với những tác phẩm gây chấn động, nhờ bút pháp và chất liệu hiện thực. Trước khi mất, ông là một trong 50 tác giả được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học, Nghệ thuật với hai truyện ngắn Tướng về hưu, Những ngọn gió Hua Tát.
Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 ở Thái Nguyên, quê gốc ở Hà Nội. Thuở nhỏ, ông cùng gia đình di tản qua nhiều vùng quê ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông xuất hiện trên văn đàn Việt Nam từ năm 1986, với một số truyện ngắn đăng trên Báo Văn nghệ đề tài nông thôn. Ngoài truyện ngắn, ông viết 10 vở kịch, bốn tiểu thuyết cùng nhiều tiểu luận, phê bình văn học gây chú ý. Một số tác phẩm nổi bật của ông gồm truyện ngắn Tướng về hưu, chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên năm 1988, Những ngọn gió Hua Tát (tập truyện ngắn và kịch, 1989), Tiểu Long Nữ (tiểu thuyết, 1996), Tuổi 20 yêu dấu (tiểu thuyết, xuất bản ở Pháp năm 2002)... Nhiều tác phẩm của ông được xuất bản tại Pháp, Italy, Mỹ, Đức như Tướng về hưu, Trái tim hổ, Sói trả thù, Chuyện tình kể trong đêm mưa...
Hiểu Nhân