Bệnh gout là một loại viêm khớp phổ biến xảy ra khi axit uric dư thừa, tích tụ tại khớp và gây viêm. Khi cơn gou🍸t cấp bùng phát, người bệnh sẽ bị đau và sưng tấy ở khớp. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và thường ảnh hưởng đến một khớp tại một thời điểm. Cơn bùng phát bệnh gout ảnh hưởng đến mắt cá chân được gọi là "bệnh gout mắt cá chân".
Nguyên nhân cơ bản của bệnh gout ở mắt cá chân cũng giống như ở các khớp khác, do tinh thể axit uric bị mắc kẹt ở mắt cá chân. Tình trạng này đôi khi rất khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với bong gân hoặc căng mắt cá chân. Tuy nhiên, bệnh xảy ra mà không có chấn thương nào trước đó và xuất hiện một cách nhanh chóng. Các triệu chứng chính gồm: đau n🌟hức nhối; đỏ; sưng tấy; cảm giác ấm nóng ở mắt cá chân.
Nếu nghi ngờ mình bị gout ở mắt cá chân, bạn cần tới gặp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị. Nếu được can thiệp và điều trị sớm, bệnh gout là một trong những loại viêm khớp dễ kiểm soát nhất. Tùy thuộc vào các triệu chứng và tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất một số phương pháp điều trị nh꧟ư: sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID); chườm đá; nâng cao chân; nghỉ ngơi൲. Các triệu chứng bệnh gout thường giảm dần và tự khỏi sau vài ngày đến vài tuần.
Một số người có thể bị tái bùng phát cơn gout và nếu không được điều trị dễ phát triển thành c♋ục tophi, tức những cục u dưới da, làm tổn thương khớp vĩnh viễn.
Bên cạnh 🧔mắt cá chân, bệnh gout cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác, thận và xung quanh gân. Tuy nhiên, vị trí phổ biến nhất của cơn gout là ở ngón chân cái. Hầu hết các đợt tấn công của gout đạt đỉnh khoảng 12 đến 24 giờ sau khi bắt đầu. Sau đó, các triệu chứng thường thuyên giảm dần sau một đến hai tuần dù có hoặc không điều trị. Một số người có thể chỉ bị gout một lần trong đời nhưng những người khác bị bùng phát bệnh ở cùng một khớp nhiều lần. Hiện tượng này được gọi là bùng phát định kỳ. Giữa các đợt tái phát là các giai đoạn thuyên giảm, không có triệu chứng nào trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp ba lần so với phụ nữ. Điều này là do estrogen, một loại hormone sinh dục nữ, có tác dụng bảo vệ chống lại sự hình thành nồng độ axit uric cao trong máu. Nguy cơ mắc bệnh gout cũng tăng theo độ tuổi. Đàn ông trên 40 tuổi hoặc phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh khi lượng estrogen suy giảm có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh gout gồm: béo phì hoặc thừa cân; uống thuốc lợi tiểu; chế độ ăn nhiều purin, uống rượu... Do đó, thay đổi lối sống như: tập thể dục thường xuyên; hạn chế uống rượu, ăn thực phẩm giàu purine; tuân theo chế độ ăn kiêng... giúp giảm mỡ thừa và lượng purin cao trong cơ thể, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Hải My (Theo Health)