ThS.BS Trần Thị Mai Trinh, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết dị ứng thức ăn phổ biến ở trẻ (nhất làꦅ bé dưới 3 tuổi). Nguyên nhân do hệ miễn dịch và đường ruột non yếu, tiếp xúc với thức ăn sẽ giải phóng histamin, chất gây dị ứng.
Dị ứng thức 🅘ăn có nhiều cấp độ khác nhau. Biểu hiện dị ứng có thể khởi phát ngay lập tức t🗹rong vòng vài phút trẻ sử dụng thực phẩm. Đôi khi dấu hiệu có thể xuất hiện 1-2 giờ sau ăn, có thể xảy ra muộn sau vài ngày hay vài tuần.
Trẻ uống sữa công thức hoặc tập ăn dặm với các món ăn có chꦦất dễ gây dị ứng như tôm, cua, trứng gà, đậu tương, đậu phộng, các hạt dinh dưỡng... có thể nổi mề đay, ngứa. Các triệu chứng trung bình đến nặng của dị ứng thực phẩm khởi phát ngay lập tức gồm sưng môi, mặt hoặc mắt; phát ban toàn thân; đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy sau vài giờ ăn; hắt hơi, nghẹt mũi...
🎐Trẻ có thể sốc phản vệ với các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm đến tính mạng gồm thở khó khăn, thở rít hoặc thở khò khè; sưng lưỡi, sưng cổ h𝕴ọng; khó nói, nặng hơn là tím tái và ngưng thở.
Theo , dị ứng không phụ thuộc vào số lượng thức ăn, dù ăn một thìa nhỏ cơ thể phản ứng. Bé thường viêm d♒a, hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho kéo dài, biếng ăn, ngủ kém, có máu trong phân. Dị ứng khởi phát muộn ít đe dọa đến tính mạng nhưng khiến bé suy chậm tăng cân, mất ngủ...
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dị ứng thức ăn, phụ huynh cần đưa con đến cơ sở y tế ngay. Bác sĩ sẽ thực hiện một số xétꦺ nghiệm tìm dị nguyên cho con (test lẩy da, xét nghiệm kháng thể đặc hiệu...) trong trường hợp chưa rõ dị nguyên gây dị ứng. Trẻ bị nặng phải dùng thuốc điều trị.
Để phòng dị ứng thực phẩm ở trẻ, phụ huynh nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 t🥂háng đầu, cho bé ăn dặm đơn thực phẩm, từ ít đến nhiều để làm quen dần.
Tuệ Diễm
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để được bác sĩ giải đáp.