༒Khi nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng nề từ các lệnh trừng phạt phương Tây do chiến dịch quân sự tại Ukraine, ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy khả năng hỗ trợ của Trꦡung Quốc đối với nước láng giềng có thể sẽ rất hạn chế.
Trung Quốc không lên tiếng chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, nhưng bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng muốn tr🦋ánh bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt mà theo họ là một cách giải quyết khủng hoảng không hiệu quả.
"Trung Quốc không phải bên liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine và không muốn các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến chúng tôi", Ngoại tꩲrưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 15/3 nói trong cuộc điện đàm với người𒅌 đồng cấp Tây Ban Nha Jose Manuel Albares.
Theo giới phân tích, Trung Quốc đang cố gắng cân bằng giữa việc ủng hộ Nga nhưng không gây căng tꦆhẳn♌g thêm với Mỹ và đây không phải nhiệm vụ dễ dàng.
Bắc Kinh và Moskva có chung lợi ích chiến lược trong cuộc đối đầu với phương Tây. Nhưng các ngân hàng Trung Quốc không thể để mất khả năng tiếp c🉐ận đồng USD và nhiều ngành công nghiệp của Trung Quốc không thể t♛hiếu công nghệ Mỹ.
Dù Trung Quốc là đối tác thương mại số một của ꦿNga, Bắc Kinh cũng có những ưu tiên khác. Giao dịch giữa hai nước chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc. Theo số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc vào năm ngoái, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ có thị phần l𒁃ớn hơn nhiều.
Bởi vậy, giới quan sᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚát nhận thấy Trung Quốc vài tuần qua đã có một số động thái nhằm âm thầm tách mình khỏi nền kinh tế Nga.
Để đồng ruble giảm giá
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tuần trước đưa ra quyết định tဣăng gấp đôi phạm vi giao dịch cho phép giữa đồng nhân dân tệ và đồng ruble. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc không giao dịch hoàn toàn tự do mà được giới hạn trong ngưỡng do PBOC thiết lập. Quyết định của PBOC được cho là nhằm thúc đẩy thương mại Nga - Trung, song cũng khiến đồng ruble giảm giá mạnh hơn.
Đồng ruble đã mất hơn 20% giá trị so với đồng USD và euro kể từ thời điểm Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Khi đồng ruble tiếp tục giảm giá so với nhân dân tệ, điều này rõ ràng không có l💟ợi cho Nga.
Người Nga sẽ phải trả nhiều hơn bằng đồng ruble cho các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc như điện thoại thông minh hay ôtô. Các thương hiệu điện thoại Trung Quốc như Xiaomi hay Huawei rất phổ biến ở Nga và đã cạnh tranh gay gắt với những hãng khác như Apple hay Samsung để giành vị trí dẫn đầu thị trường trước khi khủng hoảng Ukraine nổ ra🅠.
Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc, như Great Wall Motor hay Geely Auto, chiếm 7% thị trường Nga,𒅌 bán được hơn 115.000 xe trong năm ngoái. Tuy nhiên, Great Wall Motor đã ngừng cung cấp ôtô mới cho đại lý ở Nga vì biến động tỷ giá hối đoái.
Việc mở rộng biên độ giao dịch sẽ cho phép đồng nhân dân tệ bắt kịp với những biến động mạnh của đồng ruble, do đó các công ty Trung Quốc có thể "nắm bắt tốt hơn mức độ hoặc xu hướng biến động tỷ giá hối đoái trong tương lai và giảm rủi ro hối đoái bằng cách sử dụng những phương pháp bảo hiểm rủi ro như các công cụ phái sinh", trang China Business Network tuần trước bình luận.
Theo truyền thông Trung Quốc, kh🧔oảng 25 tỷ USD thương mại Trung - Nga đang được thực hiện b🔯ằng đồng nhân dân tệ.
Im lặng về khoản dự trữ 90 tỷ USD
Bộ trưởngꦬ Tài chính Nga Anton Siluanov tuần qua cho biết nước này muốn sử dụng kh🌞oản dự trữ trị giá 90 tỷ USD mà Moskva nắm giữ bằng đồng nhân dân tệ, sau khi loạt biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ và đồng minh đã đóng băng khoảng 315 tỷ USD dự trữ của Nga do các nước phương Tây cấm giao dịch với ngân hàng trung ương Nga.
Nếu Trung Quốc cho phép Nga chuyển đổi dự trữ nhân dân tệ của mình sang USD hoặc euro, "động thái này chắc 𓆉chắn sẽ giúp ích đáng kể cho thế bế tắc hiện tại của Nga", Alicia García-Herrero, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại ngân hàng hợp tác và đầu tư Natixis, Pháp, nhận định.
Tuy nhiên, nếu làm vậy, PBOC có nguy cơ vi phạm các lệnh trừng p𒆙hạt của phương Tây, qua đó đối mặt với rủi ro đánꦉh mất tín nhiệm. "Vì vậy, điều này rất khó xảy ra", García-Herrero nhận định. "Lợi ích dài hạn của việc xích lại gần Nga có thể không tương xứng với tác động khi các nhà đầu tư phương Tây đột nhiên mất hứng thú với Trung Quốc".
PBOC đến nay chưa đưa ra bất kỳ bình luận n🌳ào về lập trường của mình liê🔯n quan đến các khoản dự trữ này.
Ngừng cung cấp phụ tùng máy bay
Với các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu lên Nga, hai nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới là Boeing và Airbus sẽ không thể cung cấp phụ tùng thay thế hoặc hỗ trợ bảo tr🐟ì cho các hãng hàng không Nga.
Điều này khiến các hãng hàng không Nga có thể hết phụ tùng trong vài tuần tới hoặc máy bay Nga sẽ không được thay thế thiết bị thường xuyên theo khuyến nghị an toàn. Hồi đầu tháng, một quan ch🔴ức hàng đầu Nga cho hay Trung Quốc đã từ chối cấp các thiết bị, phụ tùng máy bay c𝔉ho Nga khi Moskva tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Hãng thông tấn TASS ඣdẫn lời Valery Kudinov, người đứng đầu cơ quan vận tải hàng không Nga, cho biết nước này sẽ tìm cách nhập khẩu 🍌các bộ phận thay thế từ những nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ hay Ấn Độ vì không thể lấy chúng từ Trung Quốc. "Theo những gì tôi biết thì ... Trung Quốc đã từ chối", Kudinov nói.
Trả lời yêu cầu bìn💞h luận của CNN, Bộ Ngo༒ại giao Trung Quốc nhắc lại quan điểm rằng Bắc Kinh phản đối các lệnh trừng phạt, khẳng định Trung Quốc và Nga sẽ duy trì "hợp tác kinh tế - thương mại bình thường".
Trung Quốc và Nga năm 2017 thành lập liên doanh hàng không dân dụng nhằm chế tạo một loại máy bay chở khách đường dài, thân rộng mới, để cạnh tranh với thế độc quyền của Boeing và Airbus. Quá trình sản xuất máy bay CR929 đã bắt đầu, nhưng bất đồng về nhà cung cấp đ🐎ã khiến dự án bị đình trệ. Ban đầu, chiếc máy bay này dự kiến được chào bán cho khách hàng vào năm 2024, nhưng Nga đã hoãn mốc thời g𒈔ian đến năm 2028 hoặc 2029.
Đóng băng đầu tư cơ sở hạ tầng
Ngân hàng Thế giới (WB) đã dừng tất cả các chương trình của mình ở Nga và Belarus nhằm phản ứng với chiến dịch quân sự của Moskva. WB đã không phê duyệt bất kỳ khoản vay hoặc đầu tư mới nào cho Nga kể từ năm 2014 ꦉvà không có khoản nào cho Belarus kể từ năm 2020.
Nhưng gây ngạc nhiên hơn có lẽ là quyết định tương tự của Ngân hàng Đầu tư C꧑ơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), trụ sở tại Bắc Kinh. Trong một tuyên bố hồi đầu tháng, họ cho biết họ ﷺsẽ đình chỉ tất cả hoạt động liên quan đến Nga và Belarus "do chiến sự ở Ukraine". Động thái này được thực hiện "vì lợi ích tốt nhất" cho ngân hàng, thông báo của AIIB nhấn mạnh.
AIIB được Trung Quốc cಞùng một số đối tác xúc tiến thành lập vào năm 2016, nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển châu Á. Ngoài việc để ngân hàng đặt trụ sở chính ở Bắc Kinh, Trung Quốc còn giữ chức chủ tịch và chiếm 26,5% quyền biểu quyết tại AIIB. Tỷ lệ biểu quyết của Ấn Độ và Nga tại AIIB lần lượt là 7,6% và 6%.
Quyết định đình chỉ các hoạt động của AIIB tại Nga đồng nghĩa khoản cho vay trị giá 1,1 tỷ USD nhằm cải thiện mạn🧸g lưới đường bộ và đường sắt Nga cũng bị dừng lại.
Trong một báo cáo mới đây, các nhà phân tích tại công ty nghiên cứu thị trường Gavekal Dragonomics chỉ ra rằng những động thái🍷 trên được chính phủ Trung Quốc thực hiện khi nhận ra họ khó bảo vệ được các công ty trong nước trước lệnh trừng phạt, dù rất mong muốn hỗ trợ Nga.
"Hầu hết các doanh nghiệp lớn ở Trung Quốc đều không sẵn sàng chấp nhận rủi ro vi phạm lệnh trừng phạt của phương Tây", Martin Chorzempa, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh ✨tế Quốc tế Peterson, nhận xét. "Nhìn chung, Trung Quốc có thể sẽ phàn nàn về các lệnh trừng phạt này, nhưng vẫn tuân thủ".
Vũ Hoàng (Theo CNN)