Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải, từ 15/6 đến 12/12, TP HCM ghi nhận 14.349 ôtô vi p🌃hạm thông qua camera, trong đó khoảng 1.500 trường hợp đã nộp phạt hơn 1,6 tỷ đồng, chiếm hơn 10%. Trước hết, số lượng trường hợp vi phạm bị phát hiện là một tín hiệu đáng mừng trong quản lý, điều hành giao thông. Tuy nhiên, vấn đề tôi quan tâm ở đây là mới chỉ có 10% số lượng người vi phạm chấp hành nộp phạt theo đúng quyꦺ định của pháp luật. Vậy hiệu quả của đề án này đạt đến mức nào, có thực sự phát huy hết tác dụng khi vẫn còn tới gần 90% số trường hợp vi phạm không nộp phạt?
Theo tôi, cần có những chế tài mạnh hơn quy định về thời gian giới hạn nộp phạt với các tài xế vi phạm.⛄ Chẳng hạn áp dụng biện pháp tính lãi trên số tiền phạt nếu tài xế cố tình chậm nộp phạt. Giống như tại Mỹ, xe bị phạt nguội mà để quá hạn sẽ phải đóng thêm tiền lãi lũy tiến trên số tiền phạt. Số tiền cứ thế tích lũy l🐻ên cho đến ngày đăng kiểm xe hàng năm hoặc khi chủ xe bị bắt lỗi trực tiếp. Đến khi đó, nếu không chịu hoàn lại toàn bộ số tiền phạt cả gốc lẫn lãi, tài xế đó sẽ bị xử lý nặng. Nếu chúng ta cũng ra quy định tương tự, tôi tin sẽ không nhiều người còn chây ỳ nộp phạt như hiện nay.
Bên cạnh đó, việc thiếu rốt ráo truy thu tiền phạt còn vô tình khiến các tài xế vi phạm có tư tưởng ỷ lại, nhởn nhơ, thậm chí vô tư tái phạm lỗi nhiều lần. Thông báo sớm, truy thu tiền phạt ngay, trong thời hạn nhất định là cách tốt nhất 🐓để giải quyết hết những bất cập trên. Bằng không, mọi công sức phạt nguội của chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa.
Điều 90 Nghị định 100 quy định, khi quá thời gian hạn giải quyết mà chủ ôtô vi phạm chưa đến, đơn vị xử lý gửi thông báo qua cơ quan đăng kiểm đưa vào diện cảnh báo liên quan đến vi phạm hành chính trên Chương trình Quản lý kiểm định. Ôtô vi phạm sau đó khi đăng kiểm vẫn được thực hiện, nhưng giấy chứng nhận chỉ hiệu lực trong 15 ngày và chủ xe sẽ nhận thông báo việc có vi phạm. Trong 15 ngày sau, nếu chủ xe đến đóng phạt sẽ được xóa cảnh báo vi phạm, ngược lại khi không đóng sẽ không được đăng kiểm lúc hết hiệu lực. Rõ ràng, quy định như vậy vẫn còn rất lỏng lẻo và chưa tạo sức ép đủ lớn khiến các tài xế vi phạm chấp hành nộp phạt đúng hạn. Gửi giấy phạt về mà họ không nộp phạt cũng không bị gì (vẫn được đăng kiểm) thì cũng như không.
Việc thông báo vi phạm tới chủ xe có hiệu quả, tài xế vi p🃏hạm có nhận được thông tin kịp thời hay không,🦩 có nên thông bao qua điện thoại..., cũng là những câu hỏi cần được trả lời.
Khi nào chúng ta giải quyết được tình trạng bất cập trong việc xử lý phạt nguội ôtô, khi ấy mới có thể hy vọng mở rộng mô hình này trên cả nước, và xa hơn nữa là áp dụng cho xe máy và các phương tiện giao thông khác. Đây sẽ là bài toán cần được👍 ưu tiên hàng đầu với các cơ quan chức năng.
>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.