Ngày 22/7, BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bệnh nhân có khối u lạc nội mạc tử cung, kích thư♛ớc 3x3,5 cm trên vết may tầng sinh môn (khoảng trống nằm giữa hậu môn và âm đạo). Khối u hình thành từ nội mạc tử cung đi lạc, phát triển bên ngoài buồng tử cung.
Chị Hiếu từng được cắt tầng sinh môn khi sinh con và khâu lại năm 2019. Khoảng 6-9 tháng sau, chị cảm nhậ༒n có khối cứng🍌 ở vùng kín, sưng to khi gần tới , gây đau kéo dài.
Bác sĩ khi ấy chẩn đoán bệnh nhân lạc nội mạc tử cung ở vết may tầng sinh môn, khối u nhỏ không cần can thiệp. Về sau u to hơn, chị sử dụng thuốc tạm dừng kinh nguyệt để điều trị nhưng không khỏi. Khốiﷺ u gây đau mỗi khi giao hợp, nhiều lần vợ chồng phải bỏ dở "cuꦐộc yêu".
Người bện⭕h được bác sĩ phẫu thuật bóc tá𓄧ch toàn bộ khối u an toàn, không ảnh hưởng đến cơ quan xung quanh.
Theo , tỷ lệ mắc khối lạc nội mạc tử cung như chị Hiếu chiếm khoảng 0,01% ca sinh. Phụ nữ có dấu hiệu sưng, đau tại vùng sẹo vết khâu tầng sinh môn, đau khi giao hợp, đau nhiều khi hành kinh... Tế bào nội mạc tử cung có thể di chuyển đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Y văn ghi nhận nhiều trường hợp lạc nội m♚ạc tử cung tại đường tiết niệu, tiêu hóa, tầng sinh môn, các mô da...
Bệnh chưa có cách phòng ngừa. Phụ nữ có tiền sử sinh mổ, rách tầng sinh môn, vô sinh, thống kinh (tử cung phải co bóp ꩲđể tống ✅máu ra ngoài, thường gây đau tức bụng dưới)... có nguy cơ mắc bệnh cao.
Tuệ Diễm