ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh việ⛎n Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết trong 6 tháng đầu năm, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM ghi nhận hơn 500 ca bệnh khớp háng, tăng hơn 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, hoại tử chỏm xương đùi phổ biến nhất.
Hoại tử chỏm xương đùi là tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng, dẫn tới hoại tử xương và sụn. Vùng chỏm xương đùi thưa dần, hình thành những nang xương, lâuಌ dần gây gãy xương dưới sụn, xẹp chỏm xương đùi, mất chức năng khớp háng.
Theo bác sĩ Học, nguyên nhân khiến tình trạng này gia tăng có thể do thói quen sinh hoạt không khoa học như lạm dụng rượu bia, làm cho chất béo tích tụ trong mạch máu, giảm lưu lượng máu tới nuôi xương, ít vận động, hút thuốc lá... Các chấn thương như trật khớp, gãy cổ 𒁃xương đùi, dùng corticosteroid trong thời gian dài, tình trạng cục máu đông, viêm và tổn thương động mạch... đều có thể ngăn chặn hoặc làm giảm lượng máu tới nuôi xương, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hoại tử chỏm xươnไg đùi thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có nguy cơ tàn phế rất cao. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
Đau nhức khớp háng: Đâyꦏ là triệu chứng chính, xuất hiện đầu tiên. Cơn đau ở mặt trong vùng bẹn lan xuống mặt trong đùi, có thể ở một hay cả hai bên khớp háng. Ban đầu, cơn đau trở nên nghiêm trọng khi có áp lực tác động lên xương như vận động, đứng lâu và giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển, khớp háng bị đau nhức thường xuyên và rõ rệt hơn, ngay cả khi không có tác động lực.
Hạn chế tầm vận động khớp háng: Cơn đau có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động khớp háng như xoay trong, xoay ngoài, dạng hoặc khép, đi khập nghiễng do độ dài hai chân bị lệch. Người bệnh hoại tử chỏm xương đùi gần như không thể ngồi xổm. Khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau tăng lên dữ d🍌ội, hạn chế phần lớn những hoạt động của khớp háng, gồm cả các động tác gập, duỗi.
Bác sĩ Học cho biết phát hiện sớm bệnh có thể được kiểm soát bằng các phương pháp nội khoa như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu (trường điện từ, sóng âm), tiêm những yếu tố sinh học... Trong những trường hợp nặng hơn, người bệnh phải phẫu thuật. Tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật khác nhau như khoan giải ép, đục xương chỉnh trục, thay khớp háng nhân tạo...
Bác sĩ Học cho biết SuperPath là một trong những kỹ thuật thay khớp háng được áp dụng phổ biến tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa . Ưu điểm của kỹ thuật này là bác sĩ có thể tiếp cận vị trí cần phẫu thuật mà không cần cắt gân cơ, bảo tồn hoàn toàn hệ thống gân cơ phía sau khớp háng. Nhờ đó, sau phẫu thuật, người bện📖h ít đau, ít mất máu, phục hồi nhanh hơn, hạn chế được nguy cơ trật khớp sau này, có thể thực hiện các động tác khó như ngồi xếp bằng, 𓃲ngồi xổm.
Phi Hồng
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |