Anh Thắng, 31 tuổi (Hà Đông, Hà Nội) tới khám tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội khi nhận thấy một bên tinh hoàn đauౠ, sờ vào như có búi, kích thước hai bên không đều nhau. Trước đó, anh đã có dấu hiệu đau âm ỉ ở tinh hoàn, nhưng vì công việc bận rộn, ngại đi khám nên anh chịu đựng và nghĩ rằng rồi sẽ hết.
Các bác sĩ kết luận anh Thắng bị giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3, đường kính tĩnh mạch tinh 3,7 mm. Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy tinh trùnಌg yếu, tinh trùng dị dạng đầu 99%. Anh cũng được xác định vô s⛦inh do giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đó là nguyên nhân khiến vợ chồng anh kết hôn đã 3 năm, không dùng biện pháp tránh thai nhưng chưa có con.
(Varicocele) là tình trạng giãn của đám rối các tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh, nằm phía trên tinh hoàn. Hiện tượng này thường xuất hiện ở tinh hoàn bên trái với tỷ lệ 90%, trường hợp mắc cả hai bên chỉ có 10%. Theo Thư 🔯viện y học Mỹ, có tới 15% nam giới trưởng thành bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, 35% là trường hợp nam giới vô sinh nguyên phát. Đây được cho là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh nam.
TTƯT.TS.BS Nguyễn Thế Trường, Phó trưởng khoa Nam học, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, giải thích đám rối tĩnh mạch tinh giãn gây ứ trệ máu làm tăng nhiệt độ𓂃 ở tinh hoàn dẫn đến sự hủy hoại tinh trùng, làm suy giảm chức năng tinh hoàn. Máu động mạch nuôi tinh hoàn giảm nên oxy, chất dinh dưỡng nuôi tinh hoàn bị giảm ảnh hưởng đến sinh tinh. Rối loạn nội tiết tố tại tinh hoàn cũng tác động trực tiếp lên trục đồi thị, tuyến yên, tinh hoàn làm cho nội tiết tố hướng sinh dục bị rối loạn theo.
Bác sĩ Trường cho biết sẽ có chỉ định điều trị bệnh nhân mong con có giãn tĩnh mạch thừng tinh khi đầy đủ các yếu tố sau: gi🅠ãn tĩnh mạch thừng tinh sờ được (độ 1 trở lên); người nam có bất thường một hay nhiều các chỉ số tinh dịch đồ; được chẩn đoán vô sinh; người vợ có chức năng sinh sản bình thường. Bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng cụ thể và thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn do sờ thấy các 🌊búi tĩnh mạch giãn ở bìu, hoặc đau tinh hoàn, nam giới mong con mà tới thăm khám.
Theo Tiến sĩ Trường, nếu vợ có chức năng s🅺inh sản bình thường và chồng bị vô sinh nguyên nhân từ giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân phẫu thuật hoặc làm những thủ thuật khác để điều trị. Dù thuốc uống có vai trò𒊎 hạn chế tình trạng bệnh, nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, sử dụng thuốc không còn hiệu quả, bệnh nhân bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật riêng với bên bị giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Các phươꩲng pháp phẫu thuật giãn t𓆏ĩnh mạch thừng tinh là: cột giãn tĩnh mạch thừng tinh, thuyên tắc tĩnh mạch tinh giãn qua da xuôi dòng hay ngược dòng, mổ nội soi, phẫu thuật vi phẫu.
Phẫu thuật vi phẫu là phương pháp có nhiều ưu thế nhất. Đây là kỹ thuật mổ hở nhưng nhờ sự hỗ trợ của kính hiển vi mà hình ảnh tĩnh mạch được phóng đại, giúp bác sĩ có thể nhận biết rõ hơn những động mạch tinh giãn hay không giãn trong quá trình thực hiện, do đó tỷ lệ thành công cao hơn, ít biến chứng hơn so với các kĩ thuật không vi phẫu. Phương pháp này có thể tránh tình trạng làm tắc động mạch tinh hoàn và các biến chứng như🧔 tràn dịch màng tinh hoàn, chảy máu, nhiễm trùng vết mổ.
, Hệ thống BVĐK Tâm An, với hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Mee๊ra-Maquet hiện đại đã xử lý thành công nhiều ca giãn tĩnh mạch thừng tinh giúp cải thiện cꦓhức năng sinh sản của nam giới mắc căn bệnh này.
Thanh Ba