Trong công ty, người ta chỉ hướng 🍸dẫn quy trình chứ không đào tạo kỹ năng. Đào tạo kỹ năng là việc của đại học và các trường dạy nghề. Tuyển thuyền trưởng, việc đầu tiên của người này là lái tàu chứ không phải là làm thuyền trưởng ngay. Lái tàu cũng không biết làm thế nào thì sao làm thuyền trưởng? Chẳng lẽ ông chủ tàu phải dạy kỹ năng lái tàu cho anh có bằng "thuyền trưởng"? Vậy cần gì đi học đại học nữa cho phí thời gian, đi làm ngay để được người ta dạy nghề luôn chẳng phải tiết kiệm hơn sao?
Có người nói đại học phương Tây chỉ dạy nghiên cứu. Em trai tôi học kỹ sư IT và làm việc ở Silicon Valley (bang California, Mỹ). Công việc của em là viết các tập lệnh cho CPU. Còn viết tập lệnh gì (có hàng nghìn tập lệnh khác nhau nhưng chỉ có vài trăm tập lệnh ứng với mỗi loại CPU có chức năng khác nhau), cấu trúc ra sao, viết như thế nào... đã có ꦿngười nghiên cứu sẵn và dạy cho ở trường đại học rồi chứ không ai đủ trình độ mà nghiên cứu những cái đó. Ứng tuyển vào công ty chuyên sản xuất CPU, người ta hỏi bạn có biết làm công việc này không, biết thì vào làm chứ chẳng ai ở không dạy cho bạn phải làm công việc đó như thế nào?
Để thích ứng với công ty, em tôi phải học các quy trình làm việc của công ty. Anh chỉ biết lý thuyết không biết thực hành cụ thể ra sao, làm sao ra làm việc? Công ty không phải là trường đại học hay trường dạy nghề. Công ty làဣ nơi anh ứng dụng n💫hững cái mình biết vào thực tế. Tôi chỉ biết lý thuyết, còn công việc thực tế như nào tôi không biết thì người ta tuyển để làm gì?
Tất cả các trường đại học trên thế giới đều♏ chạy đua xếp hạng. Có bảng xếp hạng cấp quốc gia và quốc tế. Trong các tiêu chí 🉐để xếp hạng, tiêu chí hàng đầu là giảng dạy tri thức mới nhất, sinh viên tốt nghiệp ra có việc làm ngay. "Có việc làm ngay" là vào công ty học quy trình xong là làm luôn, không có thử việc. Để đáp ứng tiêu chí này, sinh viên được dạy lý thuyết và thực hành song song từ năm đầu đến năm cuối nên họ không cần tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp.
Các trường đại học danh tiếng ở phương Tây luôn có hệ thống công ty trực thuộc với đủ thứ ngành nghề, công việc thực tế và đó cũng là nơi mà sinh viên đến thực tập sau khi học xong lý thuyết. Những công ty này là nguồn cung tài chính lớn nhất cho trường đại học chứ không phải học phí. Đại học của người ta còn nhận các dự án nghiên cứu theo đơn đặt hàng, là nguồn cung tài chính lớn thứ hai. Trong khi đó, đại học của ta, nguồn cung tài chính lớn nhất là học phí. Tri thức của các đại học ở ta phần lớn là du nhập từ nước ngoài qua con đường du học, mua tài ♑liệu có bản quyền chứ ít có nghiên cứu ra được gì. Chúng ta có làm ra được máy móc, thuốc men, máy tính... đâu mà tự thân có lý thuyết riêng?
Lý thuyết và thực tiễn cái nào có trước? Xin thưa là thực tiễn. Không có thực tiễn làm sao đúc kết ra lý thuyết? Ví như muốn nghiên cứu vaccine phòng chống Covid-19, người nghiên cứu phải trực tiếp tiếp xúc với người bị lây nhiễm để tìm hiểu cơ chế của bệnh chứ trước đó làm gì có lý thuyết nào về con virus này. Đào tạo ngược với thế g༒iới, lý thuyết trước thực hành 𒐪sau, thậm chí không có cả thực hành, phó mặc cho các công ty phải đào tạo lại nhân lực thì chất lượng đại học của ta sao bằng với phương Tây? Có vẻ như người ta đang quá thành kiến với bộ phận tuyển dụng nhân sự ở các công ty.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.