Tôi không đồng tình với ý kiến cho rằng "đại học chỉ đào tạo tư duy". Người ta chỉ dạy phương pháp luận để phân tích và giải quyết vấn đề. Phổ thông dạy phương pháp luận cấp thấp dùng để giải quyết những vấn đề đơn giản. Đại học, Cao học 𒁏dạy phương pháp luận cao hơn để giải quyết những vấn đề phức tạp hơn. Nếu đại học chỉ dạy tư duy thì tại sao người ta yêu cầu bạn phải có bằng tốt nghiệp THPT mới có tư cách để học đại học?
Với nhân viên bán hàng mới tuyển dụng, bạn cho a꧋nh ta một sản phẩm nào đó của công ty rồi bảo anh ta đi bán. Người biết cách làm việc sẽ biết phải đi chào hàng ở đâu, nói làm sao cho người ta nhận hàng của mình về bán...; người không biết cách làm việc sẽ lúng túng không biết phải làm gì trước? Cả người biết và không biết làm việc đều học cùng một trường ra, học vấn, lý thuyết ai cũng như ai. Biết bán hàng rồi, công việc của bạn sẽ được nâng cao hơn, bán hàng kiêm thăm dò thị trường, thêm việc phân tích thị trường, nghiên cứu phát triển thị trường... Từ đây, bạn không còn là nhân viên bán hàng nữa mà là nhân viên kinh doanh đúng nghĩa.
Những công việc bạn bỏ đi ấy, ai sẽ làm? Đó là nhân viên mới dưới quyền chỉ huy của bạn. Khi bạn tìm kiếm những khách hàng lớn hơn (là những công ty khác mua hàng của công ty bạn với số lượng lớn mà không phải là những đại lý lẻ tẻ), bạn trở thành Trưởng phòng kinh doanh. Khi bạn chịu trách nhiệm về doanh thu của công ty, điều phối các phòng ban khác nhau hỗ trợ 🦋cho việc kinh doanh, bạn trở thành CEO phụ trách kinh doanh.
Nói như thế để biết, không phải bạn học chuyên ngành marketing ra là ngồi phòng lạnh, làm công việc nghiên cứu thị trường ngay từ đầu; hoặc bạn học quản trị kinh doa🌱nh rồi ra làm CEO ngay. Bạn phải từ nhân viên bán hàng đi lên, bước đầu làm quen với sản phẩm của công ty, đại lý và khách hàng tại một khu vực địa lý nhỏ bé nào đó. Sau đó, khi công việc được nâng cao hơn, khu vực địa lý mà bạn chịu trách nhiệm doanh số cũng lớn hơn, đòi hỏi bạn phải có tư duy sâu hơn. Công việc thực tế còn không quen thuộc, vậy bạn lấy gì để tư duy?
>> 'Trường nghề dạy kỹ năng, đại học dạy tư duy'
Quá trình từ thấp lên cao này là quá trình tích lũy kinh nghiệm. Quá trình này có người chỉ mất một năm, có người mất 3–4 năm, trong khi cả hai ngườ♉i cùng tốt nghiệp đại học như nhau, chuyên khoa như nhau. Đào tạo tư duy thì ai cũng phải như nhau, sao có người hơn, người kém như vậy? Các chức vụ khác nhau trong công ty không nói lên được ai học giỏi hơn, mà chỉ chứng tỏ được ai giàu kinh nghiệm hơn, vì bằng cấp chuyên môn đều như nhau. Người có chức vụ càng cao, càng có điều kiện vận dụng những lý thuyết cao cấp hơn ở trường lớp, còn ngay cả ông Tổng giám đốc hay anh nhân viên mới ra trường cũng chỉ có cùng tấm bằng.
Ai cũng tư duy giống nhau, vậy ai làm sếp, ai làm lính? Học như nhau, tư duy khác nhau nên mới có người làm sếp, làm nhân viên. Công việc của bạn có liên quan càng nhiều người, càng đòi hỏi bạn phải có tư duy càng cao. Bill Gates▨ bỏ học ra mở công ty. Lúc đầu công ty chỉ có vài chục người, mỗi người kiêm nhiệm nhiều công việc nên người quản lý không cần phải học cao biết rộng. Khi công ty bắt đầu có số lượng nhân viên hàng nghìn người trởꦯ lên, đòi hỏi mỗi người phải chuyên môn hóa công việc, không kiêm nhiệm nhiều việc nữa, người quản lý không có trình độ bằng cấp cao sẽ không biết cách quản lý thế nào cho bài bản, ngay ngắn, ngăn nắp. Bill Gates buộc phải cắp cặp đi học dù mỗi giờ ông ta kiếm được hàng nghìn đôla. Nếu không học, thu nhập của ông chỉ dừng lại ở mức đó, chẳng bao giờ thành tỷ phú được.
Không thiếu người cũng có bằng cấp như Bill Gates nhưng đâu phải ai cũng trở thành tỷ phúꦛ n💖hư ông. Chức to hay chức nhỏ, giàu hay nghèo phụ thuộc vào tư duy - thứ mà mỗi người mỗi khác. Trường lớp chỉ dạy bạn phương pháp tư duy còn việc tư duy như nào là chuyện riêng của mỗi cá nhân.
>> Bạn đánh giá thế nào về nhiệm vụ và chất lượng giáo dục đại học hiện nay? Gửi bài tại đây. Ý kiến không nhất thiết trùng quan điểm với VnExpress.