Nguyễn Thùy Linh, trường THCS Lômônôxốp (Mỹ Đình, Hà Nội) cho rằng đề không dài, thậm chí hơi ngắn so với một số đề Sử chuyên em từng luyện. Bất ngờ nhất với Linh là câu hỏi về ý nghĩa hình ảnh xe tăng𝓰 tiến vào Dinh Độc lập. Em đ🍸ánh giá câu hỏi này hơi mang tính văn học nên chưa chuẩn bị thật kỹ.
Ngoài ra, câu hỏi về các sự kiện trong giai đoạn 1945-1954 cũng khiến Linh lúng túng do không nhớ được đầy đủ. Nữ sinh dự tính giành điểm ở câu hỏi về các biện pháp để hội nhập trong thời đại mới. "Câu🎃 này mang tính liên hệ thực tế, đòi hỏi thí sinh phải xem thời sự, đọc báo mới làm được", Linh nói.
Khác với Linh, Chu Quang Lân,✃ THCS Thanh Xuân (Thanh Xuân, Hà Nội) tự tin khi đề bài hỏi về kiến thức trong sách và gặp khó khăn với câu hỏi vận dụng, liên hệ. Viết hết gần hai tờ giấy thi, Lân chia sẻ học Sử vì thấy thích, hoàn toàn không cảm nhận vất vả. Nam sinh đánh giá đề thi vừa sức, không dài, có thể hoàn thành trong khoảng 2 tiếng. E𝓡m dự tính được khoảng 7 điểm.
2020 là năm tuyển sinh đầu tiên của trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Trường tuyển 100 học si⛄nh cho các lớp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và hệ chất lượng cao, trong đó lớp chuyên Lịch sử lấy 25 học sinh. Với khoảng 160 em đăng ký, một học sinh phải cạnh tranh với gần 7 bạn để giành๊ suất vào lớp Sử.
Thí sinh đăng ký dự tuyển sẽ phải tham gia thi bốn bài gồm Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh và môn chuyên. Đề thi được xây dựng theo hình thức tự luận, trừ tiếng Anh thi trắc nghiệm. Để được x🌃ét tuyển, thí sinh phải dự thi đầy đủ bốn bài, không vi phạm quy chế. Điểm thi của từng môn phải đạt từ 4 trở lên, điểm môn chuyên từ 6 trở lên. Điểm xét tuyển bằng tổng điểm bốn bài, không cộng điểm ưu tiêꦏn.
Thanh Hằng - Dương Tâm