Lầm tưởng về suy giãn tĩnh mạch
Chị Minh V💃y (40 tuổi, trưởng phòng kinh doanh) thường xuyên đau nặng hai chân, nhức mỏi, chân hơi phù về cཧuối ngày, xuất hiện những mạch máu nhỏ li ti trên bề mặt da. Đến khám tại khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, bác sĩ nhận định chị bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Theo - Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Lồ🅰ng ngực, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nguyên nhân có thể do đặc thù công việc khiến chị phải ngồi nhiều, thường xuyên mang giày cao gót khi💛ến máu ở chân bị ứ đọng. Lâu ngày tĩnh mạch mất lực căng và giãn ra, làm giảm chức năng đưa máu về tim của tĩnh mạch.
Nhờ phát hiện bệnh sớm,༒ chị Vy được ෴chỉ định điều trị bằng đốt laser nội tĩnh mạch kết hợp thuốc uống. Đồng thời, chị cũng được hướng dẫn một số bài tập nhẹ hỗ trợ tĩnh mạch khi làm việc để ngăn ngừa tái phát.
Trường hợp khác là chị Lan Hương (45 tuổi, giáo viên) cũng bị phù chân, đau nhức, chuột rút về đêm nhiều tháng. Chị n💞ghĩ đây là bệnh xương khớp tiền mãn kinh, cộng thêm lo ngại dịch bệnh Covid-19 nên chị trì hoãn đến bệnh viện.
Khi triệu chứng nặng hơn, các tĩnh mạch nổi gồ trên da cũng bắt đ🌱ầu xuất hiện, chị Hương đi khám thì phát hiện suy giãn tĩnh mạch chi dưới mức độ C2 (gi✤ãn tĩnh mạch lớn dưới da >3 mm). Bác sĩ chỉ định đốt laser nội tĩnh mạch kèm phẫu thuật bóc các búi tĩnh mạch nhằm loại bỏ tĩnh mạch nông bị bệnh, ngăn ngừa chàm da, loét da.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng cho biết: "Những tháng cuối năm này, bệnh viện tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới đến khám. Đó là những người làm công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít v⛄ận động như nhân viên văn phòng, công nhân may, công nhân dây chuyền, phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót, người trên 40 tuổi, béo phì, người có tiền sử có cục máu đông hoặc tổn thương tĩnh mạch...✃".
Thống kê của Tổ chức Y tế T🍸hế giới (WHO) cho thấy, suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở khoảng 35% người đang làm việc, khoảng 50% người đã nghỉ hưu. Ở người trưởng thành, khoảng 73% nữ giới và 56% nam giới mắc phải căn bệnh này.
Nhận biết và điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Theo Tꦉiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là🎉 tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Các tĩnh mạch này bị tổn thương, sưng và giãn ra, khiến người bệnh có cảm giác nặng chân, nhức mỏi, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về đêm...
"Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như 💯cảm giác nặng hai chân, phù chân, đau bắp chân, chuột rút, nổi các búi tĩnh mạch dưới da... và đặc biệt các triệu chứng rõ ràng hơn vào cuối ngày làm việc, chúng ta cần thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời", bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, để chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện siêu âm doppler mạch máu với máy siêu âm thế hệ mới. Theo bác sĩ chuyên khoa I Lê Tự Phúc - Bác sĩ Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, đây là phương pháp động trong thời gian thực có thể phân tích hướng di chuyển của dòng máu, đ🤡o được thời gian máu chảy ngược dòng nhằm chẩn đoán, khảo sát ở tư thế đứng nên phù hợp với sinh lý bệnh của suy giãn tĩnh mạch. Từ đó, giúp xác định tổn thương của van tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé, tĩnh mạch sâu và các van tĩnh mạch xuyên để lựa chọn kỹ thu♉ật điều trị phù hợp.
Việc điều trị sớm ở giai đoạn đầu nhẹ nhàng, ít xâm lấn và giảm nguy cơ tái phát cho người bệnh. N🗹ếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khố𓆏i tĩnh mạch sâu, loạn dưỡng da chân, loét chân...
Một số bệnh nhân dù có búi giãn tĩnh mạch lớn nhưng có thể không có triệu chứng, hay bệnh nhân dù không có hoặc có rất ít tĩnh mạch mạng nhện li ti ở chân cũng gây ra những khó chịu nhất định. Những bệnh nhân này được siêu âm đánh giá nguyên nhân kỹ lưỡng và có thể được chích keo làm xơ xẹp tĩnh mạch 💟bệnh, đốt laser ngoài da hoặc thực hiện các phẫu thuật với đường mổ rất nhỏ để lấy các búi giãn tĩnh mạch lớn mà không để lại sẹo sau mổ. Các biện pháp này vừa làm giảm hoặc mất các tĩnh mạch đảm bảo vấn đề thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới sẽ được hướng dẫn các bài tập nhẹ, điều chỉnh lối sống, sinh hoạt hoặc mang vớ áp lực tĩnh mạ✃ch để hỗ trợ các tĩnh mạch bệnh. Một số bệnh nhân phải🤪 sử dụng thêm thuốc giúp tăng trương lực tĩnh mạch để tăng hiệu quả điều trị.
Khi mọi biện pháp điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) không đạt như mong muốn, bệnh nhân có thể sẽ phải thực hiện thủ thuật đốt laser hoặc sóng cao tần nội mạch để loại bỏ các tĩnh mạch bị bệnh. "Dù điều trị bằng phương pháp nào, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống, duy trì cân nặng hợp lý, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu mộ෴t chỗ, tập vận động cơ cẳng chân, gác chân cao khi ngồi hay nằm nghỉ, mang vớ (tất) áp lực chuyên dụng... để phòng bệnh tái phát"ꦡ, bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Anh Chi
Tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, việc thăm khám, chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới được thực hiện với trang ♔thiết bị hiện đại, kết hợp phác đồ điều trị "cá thể hóa", áp dụng nhiều kỹ thuật cao trong điều trị như: điều trị nội khoa, phẫu thuật ít xâm lấn Stripping, CHIVA hoặc đốt laser hay sóng cao tần nội mạch nhằm loại bỏ tĩnh mạch nông bị bệnh... giúp bệnh nhân thoát khỏi đau đớn, ngăn ngừa tái phát và những biến chứng nguy hiểm. Để đặt lịch khám với các chuyên gia Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ:
TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM
Hotline: 0287 102 6789
Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội
Hotline: 1800 6858
Website:
Fanpage: