Phiên thẩm tra dự án Luật Cư trú của Uỷ ban Pháp luật ngày 12/5 ghi nhận nhiều ý kiến góp ý cho đề xuất "bỏ điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc trung ương" (Điều 21). Theo quy định hiện hành, người dân muốn đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thì từ hai năm trở lên. Ở Hà Nội, nếu đăng k𝐆ý vào quận nội thành thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô với quy định tạm trú từ ba năm trở lên...
Chính phủ cho rằng chính sách này tác động đến quyền, lợi ích của một bộ phận công dân đang sinh sống, làm việc tại các thành phố lớn nhưng c♈hưa đủ điều kiện đăng ký t๊hường trú; chưa thực sự hiệu quả trong việc giảm di dân, tăng dân số cơ học nên đề nghị bãi bỏ, không quy định trong dự thảo luật trình Quốc hội.
Không đồng tình, đại 𓃲biểu Đào Tú Hoa cho rằng điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương cần phả🍎i bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật, phù hợp với hệ thống pháp luật.
"Quy định như vậy là mâu thuẫn với Luật Thủ đô. Đây là việc rất lớn, không chỉ ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống, làm việc, học tập của người dân mà còn🐈 ảnh hưởng an ninh trật tự của thành phố", bà nói.
Chung băn khoăn, đại biểu Leo Thị Lịch đề nghị Chính phủ phânꦏ tích rõ hơn tác động tiêu cực về mặt xã hội của giải pháp này. Bà e ngại các thành phố trung ương sẽ tăng dân số cơ học, từ đó gia tăng áp lực lên hệ thống giáo dục, y tế, các dịch vụ công khác... Trong khi đó, Hà Nội và TP HCM đang bị quá tải về dịch vụ công.
Cho rằng việc quảnꦑ lý thường trú tại các thành phố lớn đang có nhiều bất cập, đại biểu Phạm Văn Hoà thông tin, Uỷ ban Pháp luật đi giám sát tại Thủ đô Hà Nội thấy dân số cơ học của Hà Nội rất đông. "Những người này không đăng ký thường trú, như🌠ng họ vẫn cư trú tại Hà Nội, thậm chí là từ đời này sang đời khác", ông nói và nhấn mạnh, tình trạng tương tự cũng diễn ra ở những thành phố lớn khác.
"Nếu Luật có hiệu lực thi hành, chính quyền địa phương sẽ phải tăng cường những điều kiện c🐷ầꦐn thiết để bảo đảm người dân được hưởng thụ những gì mà chính sách nhà nước đưa ra", ông Hoà nói.
Một số đại biểu lại đồng tình với đề xuất bỏ điều kiện riêng đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc Trung ương. Ông Nguyễn Thanh Hồng cho rằng, không nên đặt ra chế độ riêng biệt vì ♏quản lý nhà nước, quản lý dân cư phải thống nhất. Việc đặt ra các điều kiện trong việc nhập cư ít nhiều tạo tâm lý kỳ thị trong một bộ phận người dân, chưa kể làm phức tạp thêm về một số vấn đề về quản lý an ninh trật tự, tội phạm, an toàn giao thông...
"Trong xu thế xã hội hiện nay, người dân không còn ưu tiên lựa chọn nơi cư trú là nội đô và 🧜các thành phố trực thuộc Trung ương. Tôi dự báo thời gian tới sẽ có xu hướng dịch chuyển ngược lại, nhất là trong tình trạng dịch bệnh như hiện nay", ông Hồng nhận xét.
Trước đó, tờ trình của Chính phủ cho biết, mặc dù có quy định hạn chế nhưng hiện nay có khoảng 3,5 triệu người tạm trú tại các thành phố trực thuộc trung ương. Người dân có quyền do đi lại, có công ăn việc là🥃m, đến những nơi có nhu cầu lao động phù hợp với trình độ, kinh nghiệm.
"Hơn nữa mỗi người dân sinh sống trên địa bàn nhất định cũng đ🐽ều có đóng góp, cống hiến trở lại cho khu vực đó nhưng chính sách đối với họ và người thân không được quan tâm như việc đăng kí cho con đi học tại trường công, thanh toán bảo hiểm y tế...", tờ trình nêu.
Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc cho hay, thực tế cho thấy quy định riêng về đăng ký thường trú tại các thành phố lớn trực thuộc trung ương không còn phù 💜hợp. Mặt khác, khi người dân sinh sống trên địa bàn được đăng ký thường trú đầy đủ cũng tạo điều kiện để chính quyền sở tại có số liệu sát đúng làm cơ sở, định hướng hoạch định chính sách.
Do tính cấp thiết, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Cư trú (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Sau khi thảo luận, Thường vụ Quốc hội đồng ý trình dự Luật tại kỳ họp 9, khai mạc cuố🌼i tháng 5 và thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.