Đề xuất được Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ (Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính) đưa ra tại Hội thảo về chính sách tỷ giá diễn ra sáng 15/4. Cụ thể, tỷ giá theo vị chuyên gia này, có thể dao động khoảng 1-2 VND mỗi ngày, thay vì một thời gian dài điều chỉnh vài phần trăm. Trên thực tế, vài năm gần đây, Việt Nam đang theo đuổi mục t🐎iêu tỷ giá tăng không quá 2% cho 12 tháng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, một chính sách tỷ💞 giá "bò trườn" hàng ngày, theo ông Nguyễn Đức Độ, có thể hữu ích để đảm bảo sự ổn định trong ngắn hạn, đồng thời với sự linh hoạt, giúp các chủ thể trên thị trường, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu, nhìn được đường đi của tỷ giá để xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn.
Mặc dù vậy, vị Tiến sĩ này cũng cho rằng nên xác định giới hạn điều chỉnh tỷ giá tối đa cho mỗi năm dựa trên tốc độ phục hồi c♛ủa nền kinh tế. Theo ông, nếu Ngân hàng Nhà nước dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP 6,5% trở lên trong các năm 2015-2016, mức điều chỉnh tỷ giá cả năm có thể khoảng 1-2%. "Nhưng nếu GDP chỉ tăng trưởng 6-6,2% một năm và có nguy cơ rơi vào giảm phát, việc nới rộng tỷ🐼 giá cần được cân nhắc, nhất là khi nhiệm vụ hạ mặt bằng lãi suất đang rất khó thực hiện khi nợ xấu, thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn cao", ông Độ nói.
Theo tính toán của ông, tỷ giá tăng 1% sẽ☂ khiến lãi suất huy động tăng khoảng 0,3-0,33 điểm phần trăm, lãi suất cho vay tăng 0,35-0,4 điểm phần t꧙răm. Như vậy, với mức điều chỉnh 3%, lãi suất sẽ bị đội lên 1-1,2 điểm phần trăm.
Phát biểu ngay sau ông Nguyễn Đức Độ, Tiến sĩ Lê Quốc Phương - Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cũng cho rằng nên để tỷ giá thay đổi với tần suất nhiều lần hơn thay vì như hiện nay. Tuy nhiên, ông Phương cho rằng nếu điều chỉnh một vài đồng hàng ngày có thể không cần thiết mà chỉ cần tăng số lần điều chỉnh hơnꦍ.
Đây không phải lần đầu ꧒tiên giới chuyên gia đưa đ🍸ề xuất nên để tỷ giá bò trườn thường xuyên thay vì cố định như hiện nay. Trước đó, trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2014 được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội giới thiệu với chủ đề "Cải cách thể chế kinh tế: Chìa khóa cho tái cơ cấu", chuyên gia kinh tế Tô Trung Thành cũng cho rằng nên để tỷ giá lên xuống nhiều lần trong năm thông qua những bước điều chỉnh nhỏ liên tục.
Theo ông Thành, tỷ giá cần tránh xu hướng tăng đột ngột một chiều rồi giữ nguyên cả thời gian dài, dễ dẫn đến những tâm lý đồn đoàn trên thị trường về việc nhà điều hành sắp điều chỉnh. Ông Thành cũng cũng dẫn ra thực tiễn cho thấy, ở một số thời điểm năm 2013 tỷ giá thị trường tự do tăng mạn💦h và cao hơn nhiều thị trường chính thức liên quan đến tâm lý đồn đoán điều chỉnh tiền đồng (vào tháng 6/2013 và cuối năm khi Ngân hàng Nhà nước còn dư địa điều chỉnh tỷ giá theo công bố đầu năm). "Cần tạo một khuôn khổ linh hoạt hơn bằng sự thay đổi tỷ giá chính thức có lên, có xuống với mức điều chỉnh nhẹ với tần suất nhiều hơn", ông Thành đề xuất.
Theo tính toán của Tiến sĩ Nguyễn Đức Độ, nếu đồng euro (EUR) giảm giá 1% so với USD, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU giảm 0,53%. Nếu tốc độ giảm giá trung bình của 3 đồng tiền EUR, JPY, CNY (nhân dân tệ) 🌄tăng thêm 1%, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ sẽ bị giảm 2% mặc dù sau 1-2 năm xuất khẩu của chúng ta sẽ lấy lại được những gì đã mất. Còn khi đồng tiền của các nước ASEAN-5 giảm giá 1% so với USD, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chỉ bị giảm 0,7% và khả năng cũng sẽ phục hồi trở lại sau 1-2 năm. Tại ASEAN, xuất khẩu của Việt Nam theo ông Độ sẽ tăng 0,88% sau một năm nếu VND giảm giá 1% so với USD. Nhưng nếu đồn𒅌g CNY của Trung Quốc tăng giá 1% so với USD, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN sẽ giảm 0,88% sau một năm. Ông Cũng không loại trừ khả năng, khi ASEAN ít xuất khẩu sang Trung Quốc, họ sẽ có nhiều hàng hóa hơn để đáp ứng nhu cầu nội địa nên sẽ nhập ít hàng hóa của Việt Nam. |
Thanh Thanh Lan