Hai năm trước, những tuyên bốಞ về tỷ giá đều được thực hiện và vô hình trung nó đang𝄹 tạo sức ép vô hình lên người đứng đầu ngành ngân hàng.
Ngay đầu tháng mộtও, tỷ giá đã tăng 1%ꦫ và chịu áp lực ngày một lớn khi đồng đôla Mỹ lên cao nhất trong hơn một thập kỷ so với EUR và trong 8 năm so với JPY. Nhiều nước như Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, M💟alaysi🥀a... cũng đã chủ động giảm giá nội tệ, cho thấy sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với các nước bạn hàng có thể bị đe dọa.
Theo nhiều chuyên gia, tỷ giá có thể chưa cần phải điều chỉnh và cả năm sẽ không tăng quá 2% đúng như cam kết của Thống đốc. Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, Hiệu trưởng Đại học Tài chính Marketing TP HCM cho rằng Ngân hàng Nhà nước đang có lượng ngoại tệ đủ để can thiệp trên thị trường, cung ngoại tệ hiện khá d🌳ồi dào và cán cân thanh toán liên tục thặng dư trong nhiều năm qua... Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng𝔉 có công cụ hành chính khá hữu hiệu khi nắm trong tay các ngân hàng thương mại lớn có thể can thiệp để ổn định tỷ giá.
Ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương dự báo năm nay có thể nhập siêu nhưng theo ông nếu nhìn tổng thể cán cân ꦚthanh toán quốc tế thì vẫn thặng dư khi dòng ti𒁃ền vào nhiều hơn ra. "Chưa kể diễn biến lạm phát hiện khá ổn định khi được kiểm soát thấp là những cơ sở để nhà điều hành tiếp tục giữ ổn định tỷ giá", ông Thành lập luận.
Chuyên gia Tô Trung Thành nhận đꦚịnh áp lực nợ công cũng là một lý do khiến Ngân hàng Nhà nước không muốn điều chỉnh tỷ giá. Theo ông, trong các đồng tiền vay nợ hiện nay không chỉ có USD mà đồng yên, euro c🦩ũng chiếm tỷ trọng lớn. Đến tháng 12/2010, cơ cấu nợ công nước ngoài Việt Nam là JPY (38,8%), SDR (27,1%), 🐬USD (22,2%) và EUR (9,2%). "Do VND được neo theo đồng USD đang tăng giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt như EUR, JPY nên giúpꦉ giảm nhẹ gánh nặng trả nợ", ông nói.
Tuy nhiên, ông Tô Trung Thành cho rằng để thﷺực hiện lời hứa này nhà điều hành sẽ phải chấp nhận đán🍬h đổi. Theo ông xuất nhập khẩu mất cạ༺nh tranh khi các nước bạn hàng vẫn tiếp tục hạ giá nội tệ, đồng đôla còn tăng tiếp. "Nếu cứ giữ tỷ giá cố định trong thời gian dài trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, cụ thể là đôla tăng giá mạnh thì tính độc lập của chính sách tiền tệ bị suy giảm. Một khi ít chủ động hơn thì nhà điều hành sẽ mất nhiều chi phí để trung hòa, qua đó ảnh hưởng đến việc kiểm soát cung tiền và lạm phát", ông Thành phân tích.
Theo vị chuyên gia này, ngay cả khi không xảy ra những biến động về đôla thì VND vốn đã bị cho là được địnꦬh giá cao hơn so với USD. "Nếu sức ép từ giá đôla Mỹ vẫn còn, các nước khác tiếp tục phá giá nội tệ th🐬ì Ngân hàng Nhà nước có thể vừa xem đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để xem xét lại cơ chế điều hành bởi sức ép tỷ giá không còn là ngắn hạn mà là trung và dài hạn. Thay vì giữ cố định, tỷ giá có thể được thay đổi với những bước nhỏ nhưng thường xuyên hơn", ông Thành cảnh báo.
Theo ông Võ Trí Thành, kể cả khi Ngân hàng Nhà nước phá giá VND nhiều hơn "room" 2% thì việc thay đổi một cam kết chính trị cũng là bình thường khi nền kinh tế Việt Nam đang có độ mở khá lớn với thế giới. "Như vậy có thể sẽ tạo ra một cú sốc lớn cho thị trường, nhất là khi các năm trước những cam kết ấy đều được thực hiện và được thị trường tin tưởng. Do đó, nếu vẫn giữ cam kết thì phải "khéo" lựa chọn thời điểm phá giá, có thể ở một mức linh hoạt hoặc sang đầ൲u năm sau", ông Võ Trí Thành cho biết.
Thanh Lan - Lệ Chi