Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Trần Hồng Hà sáng 8/1, Thứ trưởng Tài chính Lê Tấn Cận cho biết nhiều nước đã lập sàn giao dịch tín chỉ carbon, Việt Nam cần thực hiện mô hình này. Vi😼ệc xây dựng thị trường tín chỉ carbon đảm bảo giao dịch trong nước diễn ra minh bạch, an toàn, phù hợp điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế. Lợi ích chủ thể tham gia được hài hòa, giúp tăng sức cạnh tranh quốc gia theo hướng phát triển kinh tế ít phát thải, tăng trưởng xa🔥nh, bền vững.
Hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam gồm hai loại𒆙 là hạn ngạch phát thải khí nhà kính; tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận, được giao dịch trên 🐲sàn trong nước. Các đơn vị tham gia giao dịch gồm doanh nghiệp phát thải thuộc diện kiểm kê khí nhà kính; tổ chức thực hiện dự án tạo tín chỉ carbon; tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon; tổ chức hỗ trợ giao dịch.
Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết điểm mấu chốt để hình thành thị 🌱trường tín chỉ carbon là quản lý việc hình thành, tạo tín chỉ; kế hoạch giảm phát thải theo từng lĩnh vực; cơ chế trao đổi tín chỉ trên thị trường quốc tế.
Trong khi đó, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị 𓆉Bích Ngọc cho rằng cần phân bổ hạn ngạch phát thải để có cơ chế thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ. "Đề án cần xác định rõ mô hình thị trường và lộ trình triển khai, đánh giá tác động với các ngành sản x🦩uất cũng như cam kết quốc tế", bà Ngọc góp ý.
Lắng nghe các ý kiến, Phó thủ tướng Trầ🅰n Hồng Hà nói hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (Net Zero) trên thực tế. Nhà nước bằng công cụ kinh tế quản lý phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp. Mục tiêu là tạo thị trường công khai, minh bạch, xác định tổng lượng phát thải, phân bổ hạn ngạch cho địa phương, lĩnh vực.
"Chúng ta chủ động xây dựng thị trường tín chỉ carbon từ bây giờ để ứng xử phù hợp với những nơi đã áp dụng công cụ này, nh✱ằm tránh tổn thất, thiệt thòi cho doanh nghiệp", ông Hà nói.
Đề án cần trả lời 🍰câu hỏi như phạm vi triển khai, sản phẩm, mô hình hoạt động để tạo môi trường phá♔p lý phát triển thị trường tín chỉ carbon. Việt Nam thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính "nhưng phải bảo vệ lợi ích quốc gia".
Tín chỉ carbon (tín chỉ CO2) là chứng nhận có thể giao dịch thương mại, thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2, hoặc một tấn khí nhà kính khác tương đương. Phương thức mua bán được hiểu là một công ty tạo ra 12 tấn khí thải trong khi giới hạn cho phép là 10 tấn thì với 2 tấn quá hạn ngạch kia có thể mua tín chỉ từ công ty tạo khí thải thấp hơn. Điều này được xác nhận bởi bên thứ ba. Mục tiêu cuối cùng của tín chỉ carbon là g💎iảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển.
Thị trường mua bán tín chỉ carbon trên thế giới khá sôi🌱 động. Tại Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu năm 2025 lập và vận hành thí điểm sàn g♊iao dịch tín chỉ carbon. Ba năm sau, sàn sẽ được vận hành chính thức.
Giữa tháng 7/2023, Thủ tướ﷽ng✨ yêu cầu các Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng nghị định quản lý tín chỉ carbon, trình Chính phủ trong quý II/2024.
Cuối năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Việt Nam đã chuyển giao xong 10,3 triệu tấn CO2 cho Ngân hàng Thế ♕giới (WB), thu về gần 1.250 tỷ đồng.
Số tín chỉ carജbon thu được từ rừng Bắc Trung Bộ. Việc bán tín chỉ carbon nằm trong thỏa thuận chi trả phát thải nhà kính (ERPA) vùng Bắc Trung Bộ được ký ngày 22/10/2020 giữa Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) thuộc Ngân hàng Thế giới và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.