Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Ngân, khoa Hô hấp, 🔥Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết các bài tập như đi bộ, chạy và bơi giúp rèn luyện cơ bắp, tăng nhịp thở, do đó cung cấp cho cơ bắp nhiều oxy hơn. Các hoạt động cũng làm tăng lưu thông oxy trong cơ thể, giải độc phổi, loại bỏ lượng carbon dioxide (CO2) thừa.
🍬Theo Hội Hô hấp châu Âu, để giữ lá phổi khỏe, mỗi người nên tập thể dục với cường độ vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Người khỏe mạnh có thể đi bộ với tốc độ 4-6 km một giờ.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine thực hiện trên 78.500 người tại Anh, n♚ăm 2013-2015, cho thấy đi bộ 10.000 bước mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và 30-40% nguy cơ🔯 mắc bệnh tim mạch, ung thư.
Với người mắc bệnh hô hấp mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đi bộ góp phần cải thiện chức năng phổi, triệu chứng, khả năng gắng sức, tăng sức bền. Đi bộ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn. Bài tập này còn góp phần kiểm soát huyết áp cao - tình trạng thường đi kèm với COPD. Người bệnh nên đi bộ trung bình 🍒40 phút trong 3 hoặc 4 ngày một tuần.
Bài tập cũng giúp người bệnh hô hấp mạn tính từ bỏ thói quen xấu, nhất là hút thuốc lá. Hoạt động thể chất là "liều thuốc" cho chứng trầm cảm, nhờ giải phóng endorphin, chất hóa học trong não có tác dụng xoa dịu cơ thể. Đi bộ ꧃nhanh có ♋thể giải phóng endorphin.
Bác sĩ Ngân khuyên mỗi người nên tránh tập thể dục ngoài trời khi mức độ ô nhiễm cao. Người có đường hô hấp nhạy cảm do bệnh lý như hen suyễn, COPD, viêm mũi dị ứng, viêm xoang hạn chế hoạt động thể chất ngoài trời khi trời lạnh. Người có dấu hiệu khó thở bất thường, đau ngực hoặc nóng rát, tức ngực, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn cần dừng tập và ngồi nghỉ, 𓆏đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.
Hoài Phạm
Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp |