Trả lời:
Rau nhiều vitamin và chất xơ h𒁏ỗ trợ tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, một số người hay gặp phải tình trạng không tiêu hóa được rau, đi tiêu lỏng hoặc cứng, còn hình dạng xác rau, có thể kèm theo triệu chứng đau quặn bụng.
Tình trạng này là dấu hiệu của một số bệnh tiêu hóa, cũng có thể do chế độ ăn không lành mạnh như tiêu thụ lượng chất xơ lớn cùng lúc, khiến cơ quan này chưa thể chuyển đổi thành phân kịp thời. Một số loại rau như 💧cần, hành tây, măng tây, bắp cải, súp lơ... có thể gây đầy hơi nếu ăn quá nhiều, rối loạn tiêu hóa, cản trở quá trình phân hủy thức ăn. Ăn uống vội vàng, không nhai kỹ cũng khiến thức ăn và rau không được xử lý hoàn toàn dù đã trải qua quá trình tiêu hóa.
Tình trạng được rau, đi ngoài bất thường diễn ra nhiều lần kèm theo các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, chướng bụng, đau quặn bụng, có thể🐼 cảnh báo bệnh lý. Cụ thể là hội chứngꦉ ruột kích thích làm tăng nhu động dẫn đến không tiêu hóa được chất xơ, mất cân bằng vệ sinh đường ruột, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm loét dạ dày tá tràng...
Tình trạng của bạn xảy ra 4 năm, tức diễn biến bệnh𝔍 đã m🧸ạn tính. Nếu bạn còn có dấu hiệu kèm theo như đau bụng dữ dội, tiêu chảy nhiều nên đi bác sĩ khám sớm để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Để cải thiện tình trạng khó tiêu hóa rau, đi ngoài bất thường, bạn nên ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng mỗi bữa, đủ 4 nhóm chất (đường bột, đạm, vitamin và khoáng chất). Ăn chín uống sôi, tránh thực phẩm tái sống, hạn🉐 chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ăn tanh. Lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, lành mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, nên ăn thức ăn theo mùa.
Kết hợp chất xơ hòa tan với chất xơ không hòa tan. Loại bỏ phần thân, vỏ hoặc lá ở những loại rau có nhiều chất xơ khôn🦂g hòa tan. Sử dụng các loại rau non mềm, tránh rau quá già, đã bị dập nát hư hỏng.
Rau lên men dễ hấp thụ hơn và chứa các loại lợi 💫khuẩn tốt cho đường ruột, tuy nhiên không ăn quá nhiều. Chia nhỏ rau trong c📖ác khẩu phần ăn hàng ngày. Bổ sung lợi khuẩn thông qua thực phẩm như sữa chua, trà kombucha, rau củ muối chua...
Bảo quản thực phẩm đúng cách và chế biến đồ ăn ở nơi sạch sẽ, tránh khu vực ô nhiễm có thể khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn để ngăn ngừa các vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh đường tiêu hóa. Uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày góp phần hỗ trợ hệ 𝕴tiêu hóa hoạt động ổn🎉 định. Không uống rượu, thuốc lá và sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể. Tập luyện hàng ngày để tăng cường sức khỏe đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh
Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp |