Dẫu biết rằng giây phút ấy chỉ là một điểm giao thời giữa năm cũ sang năm mới, nhưng những xúc cảm vừa xốn xang, vừa rạo rực, lại vừa mang nỗi buồn man mác đến kỳ lạ, cứ tí tách từng giọt, từng giọt trong hồn tôi. Bởi lẽ, với một người con xa xứ, Tết như một dòng nước êm 🏅đềm đưa tôi về lại với tuổi thơ, với nguồn cội.
Bao nhiêu năm đã qua, bao nhiêu đổi thay của con người, của thiên nhiên vạn vật, ngay cả cái Tết xưa và nay cũng không còn giống nhau, nhưng miền ký ức về cái Tết ngày thơ ấy vẫn gói tròn, nguyên vẹn, nằm thu mình trong một góc nhỏ bình dị nhất của hồn tôi. Tôi còn nhớ lúc tôi 5-6 tuổi, nhà tôi hồi đó nghèo lắm. Những 💦ngày thường nhiều lúc không có gì ăn, mua được bìa đậu, lạng thịt cũng khó khăn, nên bao giờ bố mẹ cũng nhường hết phần cho hai chị em tôi. Rồi có cái quần bộ đội của bố rách lên, rách xuống, mẹ tôi cũng vá chằng vá đục để cho hai đứa chúng tôi mặc.
Nghèo là vậy, nhưng Tết thì bao giờ cũng thịnh soạn lắm: có xôi, có thịt gà luộc thắp hương giao thừa, có nồi canh măng khô nấu chân giò, có giò chả, có bóng xào tim gan và có bánh chưng mẹ gói. Trẻ con mà, nên cứ có thức ăn ngon hơn ngày thường, có quần áo đẹp mặc là thích. Còn chưa kể đến chuyện được lì xì và mừng tuổi. Ngày đó tôi còn bé quá, nên chẳng bao giờ được bố mẹ cho thức đón giao thừa, nhưng hễ cứ nghe tiếng pháo tí tách đ𒁏ì đùng là hai chị em tôi lại lóc ngóc dậy xem.
Dạo ấy chẳng hiểu sao tôi hiếu động và nghịch ngợm như con trai vậy. Sáng mùng một năm nào cũng tinh mơ, mờ đất là tôi đã kéo chị tôi dây đi nhặt pháo xịt của nhà hàng xóm để mang xuống ngoại đốt cùng🍃 thằng nhỏ, em họ tôi. Hôm nào nhặt được một túi pháo là tôi khoái trá lắm, chỉ chờ bố mẹ mặc c🧔ho quần áo thật đẹp rồi cả nhà xuống ngoại ăn cơm tất niên. Ngoại tôi vốn đông con, nhiều cháu, nên không khí sum vầy đầu năm bao giờ cũng thật quây quần và ấm cúng. Tôi và bọn trẻ chỉ đợi sau bữa cơm tất niên để được xếp hàng dài chờ ngoại, các bác, các dì mừng tuổi, và được ra đường đốt pháo.
Tết thích nhất đối với mấy đứa nhỏ hiếu động như chúng tôi là được nghịch pháo như pháo tép, pháo đùng, pháo diê💙m, pháo tỏi, hay sang hơn một chút thì có pháo hoa. Sáng đầu năm, bước ra khỏi cửa, hương hoa, xác pháo hòa quện với không khí đất trời khiến con người ta có cảﷺm giác lâng lâng. Như thể mùa xuân đang nhảy múa, vẫy chào trước mắt.
Năm tôi 10 tuổi, vì hoàn🧜 cảnh kinh tế mà bố tôi phải xa nhà, xa mẹ con tôi. Tết đầu tiên vắng bố. Hồi đó tôi còn quá trẻ con để có thể hiểu được những gì mẹ tôi cảm nhận trong những ngày tết xa chồng, thiếu vắng một người đàn ông trong nhà. Những năm tháng sau đó, khi đã lớn và hiểu biết hơn một chút rồi, năm nào tôi cũng thức đón giao thừa cùng mẹ, để dọn dẹp và phụ mẹ nấu nướng và để đốt pháo rước năm mới về thay bố. Tôi có thể cùng mẹ đi chợ hoa đêm và hái lộc, để ngồi bên cạnh mẹ, bên cạnh nồi bánh chưng trong đêm giao thừa lành lạnh phảng phất chút mưa xuân, đong đầy thêm chút lửa yêu thương, tình gia đình ấm áp... Có ai xa quê lúc xuân về, mà không thèm khát những cảm giác như thế?
Nỗi nhớ liên miên, bất tận, sự khát khao không thể diễn tả thành lời chợt đưa tôi về với câu thơ: "Dù ai đi bất cứ đâu, Ngày Tết Nguyên đán rủ nhau cùng về...". TôitThấy bùi ngùi, cay cay sống mũi. Không biết tôi đã và sẽ phải đi qua bao nhiêu mùa xuân, bao nhiêu cái Tết trông về nơi xa ấy, nh🐠ưng trong chiếc hộp chất ch💙ứa ký ức của riêng tôi, tất cả những kỷ niệm, dù đã trở thành cũ kỹ, cũng không bị cát bụi thời gian xóa nhòa. Tất cả không phôi phai, nhàu nát, mà luôn nguyên vẹn! Như thể tôi đang ở bên mẹ, bên gia đình vào khoảng khắc giao mùa của trời đất.
Xin một lần ngược dòng thời gian tìm về với hương xuân trong lòng Hà Nội, với Tết sum vầy, với tuổi th💯ơ tôi! Chỉ ngần ấy t🌊hôi...
Từ ngày 15/1 đến hết 1/3, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Tết và tuổi thơ" để chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm ngày Tết bé thơ đầm ấm bên gia đình. Độc giả bấm vào đây để tham gia. |
Nguyen Khanh Dung