🔜Ngày 20/6, BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bệnh nhi có nang khe mang ở vùng cổ trái kích thước 3x4 cm. Đây là dị tật bẩm sinh hiếm gặp, chiếm khoảng 1% trong số tất cả các dị tật nang khe mang. Chúng hình thành do bất thường trong quá trình phát triển phôi thai khiến hệ thống khe mang không thể đóng bình thường.
🍬Có ba dạng dị tật khe mang gồm dạng u nang, dạng xoang hoặc lỗ rò. U nang có lớp biểu mô không có lỗ mở bên ngoài nên thường không có triệu chứng.
Nang khe mang có dấu hiệu nhận biết là cổ có khối u🀅, nằm ở 1/3 góc hàm dưới và nằm ngang với động mạch cảnh gốc. Đây là dị tật bẩm sinh, nhưng thường phát triển ở người trưởng thành, tốc độ to lên nhanh chóng khoảng 1-3 tuần.
💫Theo bác sĩ Đỗ Trọng, tỷ lệ mắc dị tật này ở nam và nữ ngang nhau. Phần lớn trẻ có dị tật có thể sống chung cả đời, không cần can thiệp nếu u không tăng kích thước, không nhiễm trùng. Tuy nhiên dị tật gây mất thẩm mỹ, u phát triển to có thể nhiễm trùng, tạo ổ áp xe. Một số trường hợp biến chứng do nang khe mang rò rỉ dịch, mủ không thể điều trị bằng thuốc, phải phẫu thuật cắt bỏ.
☂Trường hợp bé Hà, khối u gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tâm lý, gia đình quyết định phẫu thuật cắt bỏ. Ca mổ khó, do cấu trúc nang khe mang nằm gần dây thần kinh, mạch máu. Bệnh nhi dễ gặp nhiều biến chứng khi can thiệp như chảy máu không kiểm soát, liệt dây thần kinh.
ജBác sĩ tỉ mẩn bóc bỏ toàn bộ khối u, bảo tồn tối đa mạch máu, dây thần kinh sau một giờ mổ. Vết mổ nhỏ với đường rạch khoảng 4 cm, lành nhanh, bé xuất viện vào hôm sau.
🧸Nang khe mang có thể chẩn đoán nhầm áp bướu hoặc xe cổ. khuyến cáo phụ huynh phát hiện con có dấu hiệu bất thường như chấm thủng da ở cổ, chảy dịch, cổ mọc khối sưng hoặc u bất thường nên đưa đi khám.
Tuệ Diễm
Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp |