💮Bác sĩ Nguyễn Trường Hoan, Trung tâm Tiết niệu - Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bàng quang có thể chứa 400-600 ml nước tiểu từ thận. Người lớn trung bình sẽ tiểu 1-2 lít nước tiểu mỗi ngày, tùy lượng nước nạp vào và những hoạt động thể chất khác như tập luyện, mất mồ hôi, thời tiết nóng hoặc lạnh... Số lần đi tiểu khoảng 4-6 lần vào ban ngày, một lần vào ban đêm, khi có cảm giác buồn tiểu, tiểu thành dòng, dễ dàng, có cảm giác trống bàng quang. Trẻ em và trẻ sơ sinh có bàng quang nhỏ nên đi tiểu liên tục.
🥀Bàng quang được điều khiển bởi trung tâm phản xạ không điều kiện ở tủy sống. Tuy nhiên quá trình tiểu tiện còn là sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ chóp bàng quang, cơ thắt niệu đạo, dưới sự chỉ huy của não bộ. Ví dụ khi lượng nước tiểu trong bàng quang đã đủ nhưng do chưa đủ điều kiện thuận lợi để thải ra ngoài thì vỏ não ức chế làm co cơ thắt, giúp nước tiểu được giữ lại.
Tình trạng tiểu nhiều🐓 lần, hơn 7 lần vào ban ngày, hơn một lần vào ban đêm, kèm theo tiểu không tự chủ, khó nhịn tiểu, tiểu khó, phải rặn tiểu, rỉ tiểu, tiểu không hết bãi... là các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện. Các hội niệu khoa thế giới gọi đây là hội chứng rối loạn đường tiểu dưới.
❀Nguyên nhân của tiểu nhiều lần có thể do bướu lành tuyến tiền liệt, viêm bàng quang cấp, mạn, bàng quang tăng hoạt, sỏi bàng quang... hoặc bệnh ác tính như ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt... Nếu gặp tình trạng này, người bệnh nên sớm tới thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo bác sĩ Hoan, để giảm tải cho bàng quang, tránh đi tiểuღ quá nhiều lần, mọi người nên chia lượng nước uống nhiều vào ban ngày, uống ít nước buổi tối. Không nên sử dụng các loại thức uống chứa cồn (rượu, bia), chứa caffein (trà, cà phê) vì có tính lợi tiểu. Tránh ăn nhiều các loại thực phẩm có tính axit (cam, chanh, bưởi, cà chua, khế, sấu...); thức uống có gas; những món ăn có gia vị cay, ngọt... vì chúng gây kích ứng bàng quang, đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày.
Minh Châu