Sáng 16/9, hội thảo Chương trình đối tác hành động quốc g✤ia về nhựa Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chꦉức, nhiều đại biểu bày tỏ quan ngại việc thực hiện phân loại rác tại nguồn theo Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Theo luật, chậm nhất đến ngày 31/12, các địa phương phải thực hiện phân loại rác tại nguồn theo ba loại gồm, rác có 🅺khả năng tái sử dụng, tái chế; rác thực phẩm và rác sinh hoạt khác.
Bà Quách Thị Xuân, đại diện tổ chức Môi trường Thái Bình Dương Việt Nam đặt câu hỏi việc phân loại rác tại nguồn đã bắt buộc phải thực hiện từ cuối năm nay hay ๊vẫn dừng lại ở mức khuyến khích như trư💎ớc đây. Cùng lo lắng này, ông Hoàng Thành Vĩnh, đại diện UNDP bày tỏ nhiều địa phương chia sẻ không đủ nguồn lực để thực hiện thu gom, xử lý rác theo đúng ba loại như luật yêu cầu.
Trả lời thắc mắc trên, ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, theo luật việc phân loại rác tại nguồn là bắt buộc. Đến hết 31/12/2024 toàn bộ 63 tỉnh thành phố phải 💎thực hiện đồng loạt việc phân loại chất thải từ các hộ gia đình và cá nhân. Tuy nhiên "việc thực hiện tại các tỉnh sẽ phải thực hiện theo lộ trình và kế hoạch để phù hợp với điều kiện hạ tầng kỹ thuật thu gom, vận chuyển và xử🐻 lý của từng địa phương", ông Trung nói thêm.
Hồi giữa tháng 8, khi Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý về triển khai phân loại rác tại nguồn nhiều địa phương bày tỏ khó thực hiện. Đơn cử tại Hà ♏Nam, kinh phí chi cho thu gom, vận chuyển xử lý và phân loại rác hiện chỉ đáp ứng được theo phương pháp hiện tại nếu như phân loại rác tại n🎐guồn sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí.
Cụ thể, Hà Nam mỗi ngày phát sinh 400 tấn rác, 𒁏nếu s𒁃ản xuất túi tự phân hủy để đựng với đơn giá 10.000 đồng một túi thì mỗi năm sẽ phát sinh 145 tỷ đồng. Trong khi đó năm 2024, toàn bộ kinh phí xử lý rác từ thu gom, vận chuyển, phân loại toàn tỉnh chỉ 210 tỷ đồng.
Mỗi ngày Việt Nam phát sinh khoảng 70.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó đô thị hơn 38.000 tấn, còn lại là nông thôn. Cả nước có 340 cơ sở đốt, 30 cơ sở ủ phân hữu cơ và gần 1.200 🐓cơ sở chôn lấp, chủ yếu không hợp vệ sinh.