Trả lời:
Chất nhầy bình thường được tạo ra từ nước, protein, kháng thể và muối hòa tan; ở dạng nước và trong suốt; thường có trong mũi, miệng, xoang, họng, phổi và dạ dày. Mũi thường tạo ra khoảng một lít chất nhầy mỗi ngày để làm sạch hệ thống mũi xoang. Nó cũng có tác dụng giữ ẩm, giống nhưng một lớp màng bảo vệ, cản trở bụi bẩn, tác nhân gây hại bên ngoài 🦂tấn công hệ hô hấp.
Khi virus, vi khuẩn xâm nhập vào mũi, quá trình sản xuất chất nhầy sẽ diễn ra nhiều hơn. Đây là một phản ứng củ𒈔a cơ thể chống tác nhân gây hại, ngăn chặn chúng đi sâu hơn vào phổi. Những sợi lông nhỏ trong đường hô hấp (lông mao) giống như "chiếc chổi nhỏ" qué🤡t chất nhầy để chúng ta có thể ho và tống chúng ra ngoài.
Chất nhầy bình thường thường loãng, trong suốt nhưng trở nên đặc hơn🌃 khi cơ thể chống lại nhiễm trùng. Điều này phụ thuộc vào tác nhân kích hoạt các mô sản xuất chất nhầy của cơ thể. Trong trường hợp bạn bị cảm lạnh, chất nhầy tiết ra nhiều hơn nhằm ngăn chặn virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân kích ứng khác xâm nhập vào màng mũi.
Chất nhầy từ trong suốt có thể chuyển sang các màu sắc khác nhau như vàng, xanh lục, nâu, đen, đỏ... khi mắc bệnh. Niêm mạc mũi bị sưng, viêm làm cho chất dầy dày và trở nên đặc hơn. Nếu bạn bị cảm lạnh, chất nhầy thường chuyển sang màu trắng hoặc thậm chí là vàng, nhất là khi cơ thể mất nước. Chất nhầy ch🦩uyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây cảnh báo virus tấn công. Chất nhầy màu xanh lá có thể báo hiệu sự hiện diện của một số lượng lớn các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Khi dịch mũi có màu xanh kéo dài nhiều ngày, bạn nên thăm khám vì có khả năng , nhiễm trùng do vi khuẩn.
Khi bạn sống ở môi trường nhiều khói bụi, làm việc ở mỏ than..., mũi có nhiều bụi bẩn khiến chất nhầy chuyển sang màu🐽 nâu, đen. Chất nhầy màu nâu hoặc đen cũng có thể xuất hiện ở người thường xuyên hút thuốc lá, người mắc bệnh phổi mạn tính. Màu hồng hoặc đỏ trong chất nhầy do máu của lớp niêm mạc trong mũi đang bị kích ứng, ngoáy mũi quá🀅 nhiều, mũi quá khô... Nếu lượng máu trong mũi càng lúc càng nhiều, kéo dài thì bạn nên thăm khám bác sĩ ngay vì có thể do nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, chỉ căn cứ riêng màu sắc chất nhầy chưa thể khẳng định chính xác có bị nhiễm trùng hay không. Nếu bạn thấy chất nhầy ở mũi tiết ra nhiều, thay đ💙ổi màu sắc, kèm sốt cao hoặc sốt kéo dài nhiều ngày, ho... cho thấy tình trạng trở nặng thì nên thăm khám bác sĩ để được điều trị phù hợp.
Khi bị bệnh, bạn uống đủ nước giúp làm loãng chất nhầy và dễ tống xuất chúng ra ngoài hơn. Các dụng cụ rửa mũi có thể rửa sạch các chất nhầy dư thừa trong mũi. Một số loại thuốc cũng có tác dụng làm loãng𝓡 dịch mũi nhưng bạn cần thăm khám và dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
ThS.BS.CKI Phạm Thị Phương
Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM