(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.)
🅘Mặc dù ở Việt Nam, chúng ta đang sở hữu một trong những hệ thống (con người, quy trình, công nghệ) phòng chống dịch tốt nhất thế giới, mà tôi tin là đã được thiết kế từ trước bởi những bậc thầy hàng đầu về Y học dự phòng, và được thực thi bởi một bộ máy chính trị thống nhất với sự ủng hộ của đại bộ phận người dân, chúng ta có lẽ vẫn phải chấp nhận một thực tế mọi hệ thống do con người làm dù cố gắng đến đâu vẫn sẽ có những "điểm mù". Đối với nCoV gây bệnh Covid-19 với khả năng lây nhiễm trực tiếp từ nhóm đối tượng không triệu chứng, mọi điểm mù nếu không được phát hiện kịp thời, chắc chắn sẽ làm dịch bệnh bùng lên, gây nhiều tốn kém cho công tác dập và kiểm soát dịch.
🎃Tôi theo dõi quá trình kiểm soát dịch ở Việt Nam và Singapore, đều thấy có những điểm mù, là những nơi nguy cơ lây nhiễm cao mà chúng ta không thể biết hoặc biết nhưng đã không có biện pháp phòng dịch kịp thời:
- Vùng dịch Anh, Châu Âu và Mỹ: ༒do số lượng ca bệnh ở các nước Âu - Mỹ công bố quá thấp, chúng ta đã không thể biết đây là một vùng dịch lớn nên đã không cách ly sớm những người đến từ khu vực này.
- Ổ dịch Bạch Mai, Hà Nội:🌜 ở một bệnh viện tuyến đầu của đất nước, nơi hội tụ tất cả các tinh hoa của ngành y, chúng ta đã phải cẩn thận hơn trong công tác thăm, khám chữa bệnh và các dịch vụ cung cấp trong bệnh viện.
- Ổ dịch các khu nhà ở tập trung (dormitory) cho công nhân lao động nước ngoài ở Singapore:💛 hệ thống phòng chống dịch của Singapore đã bỏ qua nguy cơ lây nhiễm của hàng nghìn công nhân ăn uống,ngủ nghỉ sinh hoạt chung trong các khu nhà ở tập trung (dormitory), kết quả là Singapore đã bị hàng trăm ca nhiễm mỗi ngày tại các khu dormitory. Đối với một nền y tế ưu việt như Singapore và sự quyết tâm điều hành của chính phủ, việc để xảy ra lây nhiễm ở cấp độ như thế này là một điều đáng tiếc.
♊Thực sự, tôi chưa từng chứng kiến một hệ thống nào mà không có điểm mù, mặc dù hệ thống đấy có thể được thiết kế và thực thi hoàn hảo đến mức nào đi nữa. Virus được hoàn thiện bởi tự nhiên, thường sẽ có chiều hướng đi trước con người một bước, cho đến khi chúng ta hình thành được lá chắn sinh học, sử dụng chính con người có miễn dịch (do tiêm vaccine hoặc từng bị virus) chặn đứng sự lây lan của virus.
>> ꩵVì sao thử nghiệm vaccine lao chống nCoV trên y bác sĩ tuyến đầu?
Vậy làm sao chúng ta có thể giảm thiểu được số điểm mù khi mà chúng ta không thể nhìn thấy chúng ở đâu?꧃ Để tìm được điểm mù của một hệ thống, cách tốt nhất là hãy xây dựng một hệ thống khác dựa trên những nguyên lý hoàn toàn đối nghịch. Cũng giống như trong kinh doanh, đối thủ cạnh tranh trực tiếp là người hiểu điểm yếu và sẽ giúp chúng ta hoàn thiện nhanh nhất. Do đó, để tìm được điểm mù của cách phòng chống dịch hiện nay, theo tôi nên tạo ra thêm các cách khác, đối lập một phần hoặc hoàn toàn với cách làm hiện tại để tìm F0.
ܫTôi đề xuất chúng ta nên sử dụng thêm phương pháp xét nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn để tìm F0, tuyệt đối không dựa vào yếu tố dịch tễ hoặc triệu chứng. Do virus sẽ lây theo cụm (cluster) nên để đảm bảo yếu tố ngẫu nhiên, một người sẽ không cần xét nghiệm nếu người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp làm việc gần đã xét nghiệm. Việc phải thực hiện bao nhiêu xét nghiệm để cho kết quả về tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng sẽ dễ dàng được các chuyên gia về xác suất, thống kê tính toán ra.
🥃Ngoài việc xác nhận liệu có F0 nào bị bỏ sót không, phương pháp này còn giúp chúng ta tính toán được tỷ lệ mắc bệnh trong cộng động, là tiền đề quan trọng nhất cho mọi chính sách sau này để khôi phục sản xuất. Đây cũng không phải là một đề xuất mới trên thế giới. Như những gì tôi theo dõi, ở Mỹ, chính quyền và các chuyên gia cũng đang muốn đi theo hướng này để quyết định xem có thể mở cửa lại nền kinh tế được không?
🍬Trong tính toán của tôi, ở Hà Nội với khoảng 10 triệu cư dân, nếu chúng ta xét nghiệm 10 lần, mỗi lần xét nghiệm ngẫu nhiên 5.000 người mà không tìm được F0 thì chúng ta có thể tự tin rằng dịch bệnh đã được kiểm soát thành công tại đây.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.