Trả lời:
Chân chữ X ở người lớn là tình trạng hai đầu gối chụm vào nhau khi đứng thẳng, trong khi hai bàn chân cách xa nhau. Nếu♓ tình trạng này xuất hiện sau 7 tuổi khiến đầu gối chịu nhiều áp lực hơn, gây đau đầu gối và có thể thúc đẩy thoái hóa khớp gối sớm hơn.
Tùy vào từng mức độ, có các phương pháp điều trị chân chữ X khác nhau𓂃 như sau:
Thuốc và dưỡng chất bổ sung được chỉ định trong trường hợp cơ thể thiếu hụt canxi. Bổ sung canxi dưới dạng muối khoáng giúp đáp ứng nhu cầu phát triển xương trong từng giai đoạn, hỗ trợ cải thiện chứng còi xương và điều trị chân chữ X. Các loại muối khoáng canxi có thể được sử dụng gồm canxi gluconat, canxi citrate, canxi lactate... Nếu đầu gối bị đau do tổn thương hoặc viêm nhiễm, bác sĩ có thể cho dùng thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) hoặc kháng viêm steroid, tạo điều kiện tốt h⛎ơn cho quá trình điều ꦺtrị.
Nẹp chỉnh hình có tác dụng điều chỉnh cấu trúc khớp gối. Trong trường hợp đã xuất hiện tình trạng chân thấp chân cao, người bệnh được yêu cầu sử dụng thêm miếng lót chân. Miếng lót này giúp điều chỉnh dáng đi và ꦦcách châ❀n chạm đất khi di chuyển.
Vật lý trị liệu điều chỉnh sự bất thường của xương, giúp xương phát triển theo hướng bình thường. Không chỉ điều trị chân chữ X, các bài tập này còn tăng cường sứ🐲c mạnh và sức bền của cơ﷽ bắp chân, người bệnh vận động linh hoạt hơn.
Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả như mong muốn; đầu gối bị xô lệch kèm theo các triệu chứng đau nhức, chênh lệch đáng kể về chiều dài giữa hai chân. Các phương pháp phẫu thuật điều trị chân chữ X gồm phẫu thuật cắt xương, phẫu thuật tăng trưởng có hướng dẫn, thay khớp gối.
Bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ khám trực tiếp và cho các chỉ định cần thi🤡ết, từ đó có hướng điều trị chính xác.
ThS.BS Trần Ngọc Chọn
Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |