Thấy con sốt cao nhiều ngày, không 🧔có dấu hiệu hạ nhiệt dù đã thăm khám tại phòn🔥g khám tư, gia đình bé Bảo Minh (4 tuổi, TP HCM) lập tức đưa con nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
Tại bệnh viện, các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, chẩn đoán bé mắc bệnh Kawasaki nguy hiểm với các dấu hiệu điển hình: viêm kết mạc mắt, môi - lưỡi - họng đ🤡ỏ, thay đổi đầu chi (lòng bàn tay, lòng bàn chân hơi phù). Đồng thời, xét nghiệm máu phát hiện lượng bạch cầu trong máu tăng cao, hình ảnh siêu âm cho kết quả có rất nhiều hạch, với đầy đủ triệu chứng của bệnh.
"Kawasaki là bệnh lý viêm không đặc hiệu các mạch máu có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 4 tuổi và gây di chứng trên mạch vành rất nặng nề, có thể dẫn đến tử vong, bác sĩ Thoa nhận định. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 50-100 trẻ trên 1꧟00.000 người. Bệnh xuất hiện rải rác quanh năm, cao điểm nhất là khoảng tháng 9, 10, không theo đợt.
Trước tình trạng nguy cấp, bé Minh được chỉ định can thiệp điều trị ngay lập tức. ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, sau truyền thuốc một ngày, các triệu chứng bệnh giảm đáng kể, bé đáp ứng phác đồ điều trị, tránh được các biến ♓chứng nguy hiểm. Bé ăn uống được, chơi ngoan, tiếp tục được theo dõi để có phác đồ giảm liều lượng thuốc phù hợp.
"Ban đầu thấy cháu sốt cao, gia đình 🦋chỉ nghĩ con bị sốt siêu vi, thêm phần tình hình dịch bệnhꦬ tại thành phố còn phức tạp nên gia đình cũng ngại đưa cháu đến bệnh viện, ai ngờ con lại mắc bệnh lạ mà nguy hiểm thế", mẹ bé Minh chia sẻ.
Bác sĩ Kim Thoa, người trực tiếp thăm khám cho bé Minh, nhận định trường hợp của bé may mắn được điều trị kịp thời và hiệu quả, tránh được các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Nếu nhập viện muộn hơn, can thiệp trễ hơn có thể không điều trị được, mạch vành tổn thương dẫn đến biến chứng giãn mạch𒆙 vành, dễ tạo thành huyết khối. Bên cạnh đó, biến chứng giãn mạch vành có thể gây hậu quả nhồi máu cơ tim sau này, có khả năng giãn ra gây hẹp, bít tắc động mạch vành, thiếu máu cơ tim xuyên mạch vành mạn tính.
Trước đó, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cũng điều trị thành công bệnh Kawasaki cho bé Kim Ngọc (15 tháng tuổi, Hà Nội). Người nhà bệnh nhi cho biết, bé xuất hiện những cơn sốt cao 39-3🍌9,5 độ C, kéo dài hai ngày. Dù uống thuốc hạ sốt, bé vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, gia đình phải cho bé nhập viện tỉnh. Ngày thứ ba kể từ khi nhập viện, da bé bắt đầu nổi ban rải rác toàn thân, hai mắt đỏ, được bác sĩ chẩn đoán sốt siêu vi. ✱Qua 5 ngày được điều trị tích cực, tình trạng sốt thuyên giảm nên gia đình cho bé xuất viện. Nhưng ngay đêm hôm đó, bé sốt cao trở lại, người nhà vội đưa bé vào Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội để cấp cứu.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, bé Ngọc sốt cao kéo dài; xét nghiệm máu phát hiện lượng bạch cầu trong máu tăng cao, viêm đường tiêu hóa; chân tay có dấu hiệu sưng phù, mẩn đỏ trên cơ thể nổi ♔ngày một nhiều hơn, hai mắt đỏ, bong rộp ở miệng, bong rộp ở đầu các ngón tay, ngón chân; nổi hạch ở cổ kèm theo sưng và đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân... "Chúng tôi nghĩ ngay đến bệnh Kawasaki, nên hội chẩn gấp cùng bác sĩ tim mạch để kịp thời điều trị cho cháu, tránh biến chứng đáng tiếc", bác sĩ Quỳnh Hương nói.
Bác sĩ Quỳnh Hương c⛦ũng khuyến cáo bố mẹ nếu thấy con mình có những triệu chứng nói trên thì nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm. Nếu trẻ được điều trị trong vòng 10 ngày kể từ khi mắc bệnh thì vẫn có thể ngừa được các biến chứng có thể xảy ra ở tim. Nếu kéo dài thời gian, hiệu quả ng🥀ăn ngừa biến chứng sẽ giảm xuống.
Kawasaki thường bị chẩn đoán nhầm, gây biến chứng nguy hiểm
Theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh Kawasaki. Giới chuyên môn cho rằng bệnh có thể liên quan đến nhiễm vi trùng hoặc siêu vi trùng, hoặc có liên quan đến phản🎉 ứng miễn dịch. Tỷ lệ trẻ mắc Kawasaki trong cộng đồng khá cao, biến chứng của bệnh rất khó lường, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Do chưa biết nguyên nhân gây bệnh nên hiện chưa có biện pháp phòng ngừa. Vì vậy, bố mღẹ cần trang bị những kiến thức khoa học để sớm phát hiện bệnh ở trẻ, có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời và hiệu qu🐓ả.
Biểu hiện
Trường hợp bệnh Kawasaki thể điển𒆙 hình, trẻ thường sốt hơn 5 ngày và kèm theo các triệu chứng như: kết mạch mắt sung huyết, khô; môi sưng, nứt, họng đỏ, lưỡi dâu; lòng bàn tay/chân đỏ, phù bàn tay/chân, bong da đầu chi (thường xảy ra vào tuần 2-3 cജủa bệnh); phát ban; hạch cổ.
Tuy nhiên, có nhiều trẻ mắc bệnh Kawasaki thể không điển hình sẽ không có đầy đủ các triệu chứn🧸g trên. Trong trường hợp này, trẻ cần được làm thêm một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán.
Biến chứng
Bác sĩ Kim Thoa cho biết, các triệu chứng của Kawasaki dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như nhiễm siêu vi hoặc dị ứng thuốc, hoặc đôi khi bệnh tự thoái lui nên dễ lơ là bỏ sót. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều t🥃rị kịp thời, Kawasaki có ওnguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Biến chứng hay gặp của bệnh Kawasaki là viêm tim, phình giãn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim và suy động mạch vành mạn tính về sau. Ở hầu hết trẻ mắc bệnh, t꧃ổn thương mạch vành thường nhỏ và không kéo dài. Tuy nhiên, một số trường hợp tổn thương có thể tồn tại đến khi trẻ trưởng thành.
Bên cạnh đó, trường hợp ít gặp nhưng bệnh Kawasaki có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác như hệ thần kinh, thận, hô hấp, tꦜiêu hóa, sinh dục...
Bác sĩ K🦋im Thoa nhấn mạnh, các biến chứng tim mạch do Kawasaki gây ra như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim... có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Do đó, để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm về sau, gia đình nên đưa bé đến ngay cơ ﷽sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác, can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả.
Tên nhân vật đã được thay đổi.
Thúy Nguyễn