"Hệ thống chiến đấu Aegis Ashore Baseline 10 nên trở thàn𓂃h xương sống trong mạng lưới phòng thủ tại Guam. Công nghệ này đã có sẵn và có thể vận hành vào năm 2026", đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ ෴Dương - Thái Bình Dương hải quân Mỹ, cho biết hôm 21/7.
Đô đốc Davidson cho rằng Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) bố trí tại Guam 🐈hiện nay và các tàu chiến mang hệ thống chiến đấu Aegis không đủ sức đánh chặn đòn tập kích bằng tên lửa của Trung Quốc, buộc Mỹ phải triển khai lá chắn Aegis Ashore trên đất liề🐼n.
"Khi chứng kiến mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, dù là tên lửa đạn đạo phóng từ đất l🦹iền hay tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ trên biển và trên không, bạn sẽ nhận thấy nhu cầu sở hữu lá chắn 360 độ và hoạt động 24/7 để bảo vệ Guam", ông nói.
Davidson hồi đầu năm 🐷nay kêu gọi quốc hội Mỹ đầu tư 20 tỷ USD trong 6 nă༺m tới nhằm đạt mục tiêu trong Chiến lược Phòng thủ Quốc gia được Lầu Năm Góc đệ trình, trong đó nhấn mạnh lưới phòng thủ Guam là "ưu tiên số một" của ông.
Aegis Ashore là phiên🌱 bản trên đất liền của hệ thống lá chắn tên lửa Aegis phát triển cho tàu mặt nước Mỹ và đồng minh. Nó nằm trong chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo tại châu Âu dưới thời chính quyền cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, nhằm đối phó mối đe dọa từ các đối thủ của Mỹ. Hai hệ thống Aegis Ashore đang được triển khai tại Romania và Ba Lan, được kết nối với một số chiến hạm tiền phương để tạo thành lá chắn đối phó tên lửa của Iran.
Phiên bản Baseline 10 trang bị radar AN/SPY-6 mạnh gấp nhiều lần hệ thống AN/SPY-1 trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm lớꩲp Ticonderoga trong biên chế hải quân Mỹ. Nhà sản xuất Raytheon tuyên bố AN/SPY-6 có khả năng phát hiện mục tiêu nhỏ hơn một nửa và ở khoảng cách gấp đôi mẫu AN/SPY-1D(V) mới nhất.
Chiến hạ🌊m đầu tiên mang hệ thống Aegis Baseline 10 là USS Jack H. Lucas, tàu khu trục đầu tiên𒅌 thuộc lớp Arleight Burke thế hệ ba (Flight III), dự kiến được biên chế vào năm 2023.
Đảo Guam có vai trò chiến lược quan trọng, là nơi Mỹ đặt nhiều căn cứ không quân và hải quân lớn trên Thái Bình Dương. Căn cứ Andersen là nơi đóng quân thường trực của các đơn vị oanh tạc cơ chiến lược, g🏅iúp không quân Mỹ vươn tầm hoạt động đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều đó khiến Guam trở thành một trong các mục tiêu hàng⛎ đầu của Trung Quốc và Triều Tiên nếu nổ ra xung đột với Mỹ.
Vũ Anh (Theo USNI)